Trong một kì kinh, lớp niêm mạc tử cung được chuẩn bị cho việc mang thai sẽ bong ra. Khi một người phụ nữ bị chảy máu tử cung trong khi mang thai, điều đó không phải là do kì kinh.
Bạn có thể có kì kinh nguyệt trong thời gian mang thai không?
Khi một người phụ nữ mang thai, cô ấy không thể rụng trứng và sẽ không có kinh nguyệt. Kinh nguyệt chỉ xảy ra khi một người không mang thai. Mặc dù phụ nữ có thể bị chảy máu tử cung khi mang thai, điều đó không có nghĩa là họ có kinh.
Một số phụ nữ cũng không có bất kì kì kinh nguyệt nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, họ vẫn có thể bắt đầu rụng trứng trở lại ngay sau khi sinh con. Bởi vậy, các bác sĩ có thể khuyến cáo một số biện pháp tránh thai trong thời kì cho con bú nếu bà mẹ không có ý định có thai.
Chu kì kinh nguyệt xảy ra tạo điều kiện cho mang thai. Chu kì bắt đầu vào ngày đầu tiên của kì kinh và kết thúc vào ngày đầu tiên của kì tiếp theo. Rụng trứng là khi buồng trứng giải phóng một trứng, xảy ra vào giữa chu kì. Một quả trứng chỉ có thể sống được khoảng 12-24 giờ sau khi rụng. Nếu tinh trùng xuất hiện và có thể thụ tinh với trứng, trứng sẽ làm tổ trong tử cung, kết quả là bạn có thai.
Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ bị đào thải ra ngoài, đồng thời lớp niêm mạc tử cung sẽ thoái hóa dần dần và sau đó sẽ bong ra. Kinh nguyệt sẽ xảy ra và đó chính là khởi đầu của một chu kì kinh nguyệt mới tiếp theo.
Các nguyên nhân khác của tình trạng chảy máu trong thời kì mang thai
Mặc dù một người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt khi mang thai, cô ấy vẫn có thể bị chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo.
Chảy máu không nhất thiết là một dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ, nhưng bạn cần biết để tìm được các nguyên nhân gây chảy máu và biết khi nào cần nói chuyện với bác sĩ.
3 tháng đầu
Chảy máu thường xảy ra phổ biến trong 3 tháng đầu của thời kì mang thai. Bạn có thể có một số vệt máu nhỏ do khi nhau thai bám vào thành tử cung gây chảy máu.
Một người phụ nữ cũng có thể có những thay đổi ở các tế bào cổ tử cung trong thời kì mang thai, là nguyên nhân của một số vệt máu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
Lưu ý rằng, chảy máu trong các trường hợp này thường rất ít, chỉ là những vệt máu hoặc đốm máu nhỏ xuất hiện trên quần lót.
Một số nguyên nhân khác của chảy máu trong 3 tháng đầu bao gồm:
Sau 20 tuần
Các nguyên nhân gây chảy máu có thể bao gồm:
Nếu mẹ bầu chảy máu tử cung ở bất cứ giai đoạn nào của thời kì mang thai và thấy lo lắng nên ghi chú lại màu sắc, số lượng, và trạng thái của máu để nói với bác sĩ.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Mẹ bầu cần rất lưu ý đến tình trạng chảy máu khi mang thai nếu có các triệu chứng đi kèm dưới đây:
Một người phụ nữ cũng nên đi khám bác sĩ khi bị chảy máu màu đỏ tươi và thấm đẫm một băng vệ sinh.
Chảy máu âm đạo và đau nhiều ở khung chậu trong những tuần đầu của thai kỳ có thể là một dấu hiệu của chửa ngoài tử cung, đặc biệt nếu các triệu chứng xảy ra trước lần khám thai đầu tiên. Bất cứ phụ nữ nào nghi ngờ có chửa ngoài tử cung cũng nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì đây là một tình trạng cấp cứu có thể đe doạn đến tính mạng.
Nếu một phụ nữ mang thai bị chảy máu và có các triệu chứng của chuyển dạ sớm (trước 37 tuần của thai kỳ) thì cần phải đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Các triệu chứng có thể bao gồm một cơn đau liên tục ở phần lưng dưới hoặc cơn co thắt ở bụng xuất hiện ngày càng thường xuyên.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của “chuyện ấy” khi mang thai
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.