Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những mẹo giúp làm giảm lo lắng khi mang thai - Phần 1

Dưới đây là thông tin thêm về sự lo lắng trong khi mang thai và một số cách bạn có thể đối phó với tình trạng lo lắng này.

Lo lắng khi mang thai

Bạn có thể đã nghe nói rằng trầm cảm sau sinh là một mối quan tâm lớn cho phụ nữ sau khi sinh. Nhưng có nhiều vấn đề tâm lý khác có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Hơn 1 trong 10 phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng tại một số thời điểm nào đó trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây lo âu trong thai kỳ

Một số phụ nữ bị lo lắng trong khi mang thai, và cảm giác lo lắng có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tuần cuối của thai kỳ. Xét cho cùng, không phải tất cả mọi thứ khiến bạn cảm thấy lo lắng đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Thay đổi nội tiết trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não của bạn. Điều này có thể gây lo âu.

Mang thai cũng là thời điểm có nhiều thay đổi to lớn. Một số cảm giác được đón nhận một cách bình thường, trong khi những cảm giác khác thì hết sức khó chịu và đáng sợ. Bạn thậm chí có thể có biến chứng hoặc các vấn đề khác phát sinh khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

Các triệu chứng lo lắng khi mang thai

Một số mức độ lo lắng là tự nhiên trong khi mang thai. Bạn có thể sẽ lo lắng bởi đã từng gặp phải các biến cố trong thai kỳ, ví dụ như đã từng sảy thai. Nhưng nếu những lo lắng này bắt đầu gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, đó có thể là vấn đề.

Các triệu chứng bao gồm:

  • cảm thấy lo lắng không kiểm soát được
  • lo lắng quá nhiều về mọi thứ, đặc biệt là sức khỏe hoặc em bé của bạn
  • không thể tập trung
  • cảm thấy khó chịu hoặc kích động
  • căng cơ
  • ngủ kém
Thỉnh thoảng, những cơn lo lắng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:
  • cảm giác như bạn không thể thở
  • cảm thấy như bạn đang phát điên
  • cảm giác như một điều khủng khiếp có thể xảy ra

Yếu tố nguy cơ của tình trạng lo lắng trong thai kỳ

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị lo âu trong khi mang thai, nhưng có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị lo lắng cao hơn, bao gồm:

  • tiền sử gia đình về lo âu hoặc hoảng loạn
  • tiền sử cá nhân đã từng bị lo lắng, các cuộc khủng hoảng, hoặc trầm cảm
  • chấn thương từ trước
  • sử dụng một số loại thuốc bất hợp pháp
  • căng thẳng quá mức trong cuộc sống hàng ngày

Điều trị lo lắng khi mang thai

Các trường hợp lo âu nhẹ thường không cần điều trị đặc biệt, mặc dù bạn nên đề cập đến cảm xúc của mình với bác sĩ.

Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc sau khi cân nhắc các lợi ích và rủi ro.

 Lo lắng và em bé của bạn

Bạn bè thường khuyên bạn đừng quá lo lắng vì điều này không tốt cho em bé trong bụng của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng có lý do chính đáng để kiểm soát sự lo lắng của bạn.

Mức độ lo lắng cao trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ phát triển các tình trạng như tiền sản giật, sinh non và cân nặng khi sinh thấp.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên hệ giữa lo lắng và trào ngược dạ dày

CTV Võ Dung

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm