Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng lo lắng do trầm cảm?

Hầu hết những câu hỏi được đưa ra trên Qoura đều có nội dung: Điều gì giúp bạn chữa khỏi căn bệnh trầm cảm? Nhưng các chia sẻ ở dưới đều cho biết: Không có cách điều trị khỏi căn bệnh trầm cảm, nhưng những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát căn bệnh tốt hơn.

Làm thế nào để thoát khỏi trầm cảm?
“Nên chạy bộ khi bạn cảm thấy giận dữ, buồn bã, chán nản hay khi bạn vui và thấy được con đường giải quyết những vấn đề của chính mình” – Đây là chia sẻ của một bệnh nhân đã có 10 năm chống chọi với căn bệnh trầm cảm.
Còn theo Joyce Patton Barton, một bệnh nhân trầm cảm đã từng tìm đến cái chết, thì việc tìm ra những lựa chọn tốt nhất cho mình với một bác sỹ tâm lý đã giúp cô kiểm soát bệnh tật. “Tôi cố gắng lên kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng ngày. Chi tiết đến mức: Tôi sẽ đọc gì trong buổi sáng ngày thứ 4, xem chương trình truyền hình gì vào buổi chiều ngày thứ 5 hay rời khỏi nhà để gặp vài người đã định sẵn vào ít nhất 3 buổi chiều trong tuần. Đến siêu thị vào giờ nào, mua cái gì hay dắt chú chó mới nuôi ra khỏi nhà đi dạo như thế nào… Những chi tiết đó đã cuốn tôi khỏi sự buồn chán, những lo lắng mình có quên điều gì đó không…”. 
Theo Sean Young, chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Yale (Mỹ), kinh nghiệm “cắt” cơn trầm cảm ở mỗi người là khác nhau. Bởi, trầm cảm có thể xuất phát từ vấn đề nội tại của bản thân của mỗi người, cũng có thể là sự kết tụ từ những vấn đề ngoại sinh. Với trầm cảm nội sinh, thường không có tính quy chuẩn và ít phổ biến. Trầm cảm nội sinh có thể là bẩm sinh, tái phát hay mạn tính (rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm trạng kinh niên khác không rõ nguồn gốc) hoặc thứ cấp đối với các bệnh khác (khối u não, trầm cảm sau sinh, rối loạn hormone ...). Với các trường hợp trầm cảm nội sinh, việc điều trị phụ thuộc vào sự phối hợp giữa bác sỹ với người bệnh.
Với trầm cảm ngoại sinh, loại trầm cảm phổ biến trong xã hội hiện nay, theo Sean Young, thường không được chẩn đoán một cách đầy đủ, chính xác. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trợ giúp lâm sàng khiến tỷ lệ trầm cảm không được điều trị hợp lý ngày càng tăng.
Theo đó, có một số lưu ý đối với bệnh nhân trầm cảm. Điều này được đúc kết từ chính kinh nghiệm của những người đã ổn định được căn bệnh trầm cảm của mình. Đó là:
- Gạt bỏ những vấn đề hoặc các mối quan hệ khiến mình phải lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
- Bắt đầu làm những việc mình thích nhất. Tìm kiếm đam mê và đi theo niềm đam mê đó.
- Quan tâm đến bản thân trong thời điểm hiện tại, không quá chú trọng đến những mục tiêu xa vời.
- Đừng quá quan tâm đến những suy nghĩ của người khác về bản thân.
- Ngừng cố gắng sửa chữa những vấn đề đã xảy ra.
- Chấp nhận thực tế cuộc sống không hoàn hảo như mình mong muốn.
- Kiểm soát các vấn đề tinh thần nhiều hơn.
- Tập thể dục nhiều hơn và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn
- Yêu thương bản thân hơn.
- Nuôi thú cưng.
Vật nuôi giúp giảm căng thẳng, lo âu ở bệnh nhân trầm cảm
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai trong bất cứ thời điểm nào, khi những căng thẳng về tâm lý mà bản thân mỗi người không thể giải quyết hiệu quả. Với một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh sẽ tự thoái lui mà không cần điều trị. Sự phục hồi này sẽ giúp họ có những thay đổi đáng kể trong suy nghĩ cá nhân, kỹ năng sống tốt hơn và có tinh thần mạnh mẽ để ứng phó hiệu quả hơn với những triệu chứng mới trong tương lai. Tuy nhiên, với một số trường hợp, họ cần sự can thiệp y khoa. 
Hiện nay, các triệu chứng của chứng trầm cảm có thể giảm bớt nhờ các thuốc điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này đều để lại những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh hoặc phải mất một thời gian dài sử dụng mới đem lại hiệu quả như mong muốn. 
Các dấu hiệu của trầm cảm:
- Tâm trạng thất thường, chán nản.
- Mất quan tâm hoặc hứng thú trong hầu hết các hoạt động
- Mất ngủ kéo dài hoặc ngủ quá nhiều
- Giảm khả năng tập trung
- Mệt mỏi 
- Suy nghĩ về tội lỗi quá mức hoặc không hợp lý
- Có ý định tử tự hoặc nghĩ về cái chết quá mức hoặc không hợp lý
Theo Healthplus/Quora
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm