Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng kem chống nắng

Việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành thói quen sinh hoạt của chúng ta khi những cảnh báo về những tổn thương da và ung thư da do ánh nắng mặt trời ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cõ những nguy hại cần được cảnh báo.

Ngày nay, thành phần chống nắng đã được đưa vào nhiều loại mỹ phẩm và kem dưỡng da bên cạnh các sản phẩm chống nắng chuyên dụng. Điều này đã gây ra các trường hợp dị ứng với các hóa chất tìm thấy trong kem chống nắng. Hầu hết các phản ứng dị ứng này thuộc dạng viêm da tiếp xúc.

Dị ứng kem chống nắng là gì?

Viêm da tiếp xúc là những nốt mẩn phồng rộp và ngứa, gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp của da với chất gây dị ứng. Có hai loại viêm da tiếp xúc: kích ứng và dị ứng. Sự khác biệt giữa 2 loại viêm da tiếp xúc này thường khó phân biệt nhưng việc phân biệt cũng không phải quá quan trọng.

Tuy viêm da tiếp xúc với kem chống nắng không phổ biến như dị ứng với mỹ phẩm nhưng cũng không phải hiếm gặp. Phản ứng với kem chống nắng có thể xảy ra ở bộ phận nào trên cơ thể được bôi kem chống nắng, mặc dù có xu hướng thường gặp ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Điều này được gọi là viêm da tiếp xúc với ánh sáng.

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng thường xảy ra ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cơ thể. Những khu vực này sẽ bao gồm khuôn mặt (nhưng không gồm mí mắt), khu vực chữ V ở giữa phần trên ngực và dưới cổ, mặt sau bàn tay và cẳng tay. Khu vực cổ dưới cằm thường không bị ảnh hưởng.

Viêm da tiếp xúc với kem chống nắng có thể xảy ra do dị ứng với các thành phần hoạt tính hoặc với nước hoa và chất bảo quản có trong sản phẩm. Test áp da (patch test) là một phần quan trọng trong việc đánh giá viêm da tiếp xúc.

Ai có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng?

Những người có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao nhất gồm các nhóm sau:

  • Nữ giới, thường là do sử dụng mỹ phẩm có chứa kem chống nắng
  • Những người có các tình trạng da mạn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn tổn thương da do mặt trời.
  • Người bị viêm da dị ứng
  • Những người sử dụng kem chống nắng lên các vùng da bị tổn thương
  • Những người làm việc ngoài trời

Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Kem chống nắng hoạt động theo một trong hai cách:

  • Hấp thụ hóa học: Hầu hết các loại kem chống nắng sử dụng thành phần chống nắng hóa học hấp thụ tia UV (tia cực tím) (năng lượng từ các tia nắng mặt trời) và biến năng lượng này thành một dạng bức xạ ít nguy hiểm gây ít tổn thương hơn cho da. Có các kem chống nắng hấp thụ các loại bức xạ UV khác nhau, chẳng hạn như UVA và UVB. Hầu hết các loại kem chống nắng trên thị trường mà khi bôi lên da có thể thấm hoàn toàn vào da là các loại kem chống nắng hóa học.
  • Ngăn chặn vật lý: Các loại kem chống nắng này phản chiếu lại bức xạ mặt trời để da không hấp thụ các tia tử ngoại. Các chất chống nắng vật lý bao gồm oxit kẽm, loại mà khi bôi lên da thường để lại một lớp màu sáng.

Hóa chất nào trong kem chống nắng gây ra dị ứng?

Nhiều thành phần hoạt tính có mặt trong kem chống nắng gây viêm da tiếp xúc. Một vài loại gây ra nhiều vấn đề hơn các loại khác. Có nhiều loại chống nắng chứa nhiều hơn một thành phần hoạt tính, vì vậy có thể khó xác định nguyên nhân chính xác mà không cần làm test áp cho từng hóa chất riêng lẻ. Sau đây là các thành phần hoạt tính phổ biến nhất trong kem chống nắng đã ghi nhận gây viêm da tiếp xúc:

  • Axit para-Aminobenzoic (PABA): PABA là một trong những thành phần được sử dụng trong kem chống nắng sớm nhất nhưng hiếm khi được sử dụng ngày nay do nhiều tác dụng phụ, bao gồm cả viêm da tiếp xúc và làm ố màu quần áo. Một vài hóa chất có liên quan đến PABA vẫn được sử dụng ngày nay, bao gồm cả padimate A và O. Tuy cũng có nhiều loại kem chống nắng có nhãn “không gây dị ứng” vì chúng không chứa PABA, nhưng vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc do các thành phần hoạt tính khác. Những người bị dị ứng với PABA có thể bị dị ứng với các hóa chất khác tương tự, bao gồm para-phenylenediamine (được tìm thấy trong thuốc nhuộm tóc) và thuốc sulfonamide (sulfa).
  • Benzophenones: Benzophenones đã được sử dụng trong kem chống nắng trong nhiều thập kỷ, và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc với kem chống nắng ở Hoa Kỳ. Tên khác cho benzophenones bao gồm oxybenzone, Eusolex 4360, methanone, Uvinal M40, diphenylketone và bất kỳ tên hóa học nào khác kết thúc bằng “-benzophenone”.
  • Cinnamates: Cinnamates thường ít được tìm thấy trong kem chống nắng nhưng là một thành phần phổ biến được sử dụng như hương liệu và nước hoa trong tất cả mọi thứ từ kem đánh răng đến nước hoa. Những hóa chất này có liên quan đến Balsam của Peru, dầu quế, axit cinnamic và aldehyde. Vì vậy những người dị ứng với cinnamates cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất kể trên. Các tên khác của hóa chất có chứa cinnamate bao gồm Parsol MCX và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “–cinnamate”.
  • Salicylates: Benzyl salicylate là loại kem chống nắng đầu tiên được sử dụng tại Hoa Kỳ. Các hóa chất phổ biến được sử dụng ngày nay trong nhóm này bao gồm octyl salicylate, homosalate và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “-salicylate.” Tuy vậy, salicylat là nguyên nhân hiếm gặp của viêm da tiếp xúc.
  • Dibenzoylmethanes: Các loại chất chống nắng này đã được sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1997, và bao gồm các hóa chất avobenzone và Eusolex 8020. Chúng thường được kết hợp với các chất hấp thụ hóa học khác trong kem chống nắng.
  • Octocrylene: Octocrylene là một hóa chất tương đối mới được sử dụng trong kem chống nắng nhưng đã được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc. Nó tương tự như cinnamates và có thể được sử dụng cùng với hóa chất cinnamate trong kem chống nắng.

Kem chống nắng cho người bị dị ứng kem chống nắng?

Các chất chống nắng vật lý chưa được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc. Các chất chống nắng này bao gồm oxit kẽm (zinc oxide) và titan dioxit (titanium dioxide) và các loại kem sử dụng màng chống nắng vật lí thường có dạng kem khá dày và không thấm hết vào da. Vì lý do này, nhiều người không thích sử dụng dạng kem chống nắng này do chúng không được thẩm mỹ.

Tuy nhiên, kem chống nắng có chứa các chất này lại là một lựa chọn tốt cho những người bị dị ứng với kem chống nắng, hoặc những người có lo ngại về việc bị dị ứng với kem chống nắng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều không nên làm sau khi bị cháy nắng

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Very Well Health
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm