Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao phân lại có màu đen?

Nếu bạn nhận thấy phân của mình có màu đen như nhựa đường, điều đó có thể liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng hơn như chảy máu trong đường tiêu hóa. Nhưng nó cũng có thể là do một số thứ bạn đã ăn. Dưới đây là một số lý do khiến phân của bạn có thể có màu sẫm hơn và khi nào cần trao đổi với bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân đen?

Thực phẩm có màu sẫm

Nếu bạn nhận thấy phân của mình chuyển từ màu nâu thông thường sang màu đen hơn, thì đó có thể là do các loại thực phẩm bạn đã ăn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào khác. Một số loại thực phẩm có thể khiến phân của bạn chuyển sang màu đen:

  • cam thảo đen
  • quả việt quất
  • bánh quy sô cô la đen
  • sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt

Bổ sung vi chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng để giúp bạn nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ loại vitamin hay khoáng chất nào để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Đăng ký khám ngay với chuyên gia vi chất đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn chi tiết nhất.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Nhiều người sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt để điều trị bệnh thiếu máu - một tình trạng trong đó máu có số lượng tế bào hồng cầu thấp hơn bình thường, gây ra cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • buồn nôn
  • táo bón
  • phân đen

Nếu bạn dùng chất thực phẩm chức năng bổ sung sắt và gặp vấn đề với các tác dụng phụ, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị. Có một số loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt khác nhau và một số loại có thể dễ gây đau bụng hơn những loại khác.

Thuốc có chứa bismuth

Các loại thuốc có chứa bismuth subsalicylate như Pepto Bismol có thể khiến phân của bạn có màu đen. Ăn quá nhiều bismuth subsalicylate trong một thời gian dài cũng có thể khiến lưỡi và răng của bạn có màu đen.

Vết loét

Loét là những vết loét hở trên niêm mạc của đường tiêu hóa. Mặc dù không phải lúc nào chúng cũng gây đau đớn nhưng chúng có thể gây ra:

  • cảm giác nóng trong dạ dày
  • khó tiêu
  • ợ nóng
  • cảm giác chung là không khỏe

Khi các vết loét bắt đầu chảy máu, chúng có thể tạo ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm phân đen, “dính” (có màu sẫm hơn do máu trộn với dịch tiêu hóa). Vì đây là một triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu những biểu hiện phân sẫm màu này kèm theo bất kỳ biểu hiện nào ở trên.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Ngoài loét, có một số tình trạng khác có thể gây chảy máu ở đường tiêu hóa trên, do đó có thể dẫn đến phân có màu đen. Phân đen cũng có thể là lý do gây ra bởi các vấn đề xuất huyết đường tiêu hóa được gọi là melena. Những vấn đề tiêu hóa liên quan đến melena bao gồm:

  • viêm dạ dày
  • viêm thực quản
  • Hội chứng Mallory-Weiss
  • ung thư thực quản hoặc dạ dày

Nhiều tình trạng nghiêm trọng và có thể bao gồm một loạt các triệu chứng tiêu hóa khác. Nếu phân của bạn có màu đen và tình trạng này trong một vài ngày, và kèm theo đau bụng và nôn mửa, bạn nên đi khám ngay lập tức.

Giãn tĩnh mạch thực quản

Thực quản là một ống dẫn thức ăn và chất lỏng đến dạ dày. Khi các tĩnh mạch bên trong thực quản bị sưng  -  thường liên quan đến xơ gan hoặc các bệnh gan tiến triển khác - chúng có thể bị vỡ và gây ra cả phân màu đỏ, có máu hoặc phân đen. Điều quan trọng là hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn đã biết rằng bạn đang sống chung với bệnh gan và bắt đầu thấy phân đen kèm theo:

  • Đau quặn bụng
  • khó chịu ở dạ dày
  • giảm cân nhanh chóng
  • vàng da

Nguyên nhân của phân đen được chẩn đoán như thế nào?

Nếu các triệu chứng của bạn không đủ nghiêm trọng để yêu cầu đến bệnh viện, bác sĩ có thể sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và thực hiện khám sức khỏe để cố gắng xác định nguyên nhân gây ra màu phân bất thường của bạn. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và lấy mẫu phân, và cũng có thể đề nghị chụp X-quang để xem bên trong đường tiêu hóa của bạn. Bác sĩ cũng có thể lên lịch nội soi dạ dày hoặc nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng đường ruột của bạn.

Các lựa chọn điều trị cho tình trạng đi ngoài phân đen là gì?

Điều trị tình trạng đi ngoài phân đen khác nhau tùy theo nguyên nhân. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã ăn nhiều quả việt quất và các loại thực phẩm sẫm màu khác, hãy hạn chế ăn trong vài ngày và xem liệu có tạo ra sự khác biệt hay không.

Tương tự đối với thuốc bổ sung sắt và thuốc có chứa bismuth subsalicylate: Nếu bạn nghĩ rằng phân đen của bạn có thể liên quan đến việc uống một trong hai loại thuốc này, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn thay thế an toàn.

Loét có thể do các nguyên nhân khác nhau, nhưng các dạng nhẹ hơn thường được điều trị bằng cách:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn để vết loét có thể lành lại
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2, cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày
  • thuốc kháng axit không kê đơn
  • giảm sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn cho những trường hợp loét chảy máu nghiêm trọng hơn. Nếu nguyên nhân là do một tình trạng gây chảy máu đường tiêu hóa trên, thì cách điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đó

Phân đen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc ăn quá nhiều cam thảo đen đến xuất huyết đường tiêu hóa. Chìa khóa để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn là các triệu chứng khác hiện có. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đau bụng, chóng mặt hoặc đau bụng kèm theo phân đen, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

PGS. Ts. Nguyễn Xuân Ninh- Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm