Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một trong những tình trạng phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa – hay chảy máu đường tiêu hóa – là tình trạng loét dạ dày. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có nguyên nhân từ nhiều lý do, với đa dạng triệu chứng gặp phải. Tuy nhiên, những hiểu biết chung về căn bệnh này hiện nay chưa cao

Loét dạ dày là gì?

Theo y văn, loét dạ dày là những vết loét mở, phát triển trên phần lớp lót niêm mạc bên trong dạ dày. Những vết loét này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau.

Hiện nay y học đã xác định được nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài như ibuprofen hoặc các trạng thái căng thẳng thần kinh hay sử dụng các thực cay nóng quá nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là nhiễm H. pylori còn các nguyên nhân kia dường như khiến tình trạng loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Triệu chứng của loét dạ dày và tình trạng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng loét dạ dày bao gồm:

  • Đau dạ dày với cảm giác nóng rát
  • Cảm giác no, đầy hơi
  • Không dung nạp với các thực phẩm giàu chất béo
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Buồn nôn

Triệu chứng loét phổ biến nhất là đau vùng dạ dày. Ở trạng thái bình thường, luôn tồn tại axit trong dạ dày (dịch vị) do bản thân các tuyến vị tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Khi các vết loét xuất hiện, các axit dạ dày này tác động lên vùng loét và gây đau do phá hủy lớp niêm mạc dạ dày lót bảo vệ. Cơn đau dạ dày thường có thể giảm nhẹ bằng cách ăn một số loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit dạ dày hoặc bằng cách dùng các thuốc giảm axit, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế. Đặc biệt, những cơn đau này có thể trở nên dữ dội hơn vào giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Có rất nhiều người gặp tình trạng loét dạ dày tá tràng thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải tình trạng này khá nặng, thậm chí là các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nôn mửa hoặc nôn ra máu - có thể xuất hiện dịch màu đỏ hoặc đen trong bãi nôn
  • Máu sẫm màu trong phân, hoặc phân có màu đen, mùi tanh
  • Khó thở
  • Choáng váng, hoa mắt chóng mặt
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Giảm sự ham muốn ăn uống

Khi tình trạng xuất hiện máu trong thức ăn nôn ra hoặc trong phân, chúng được gọi là xuất huyết tiêu hóa do chảy máu với lượng đủ nhiều. Máu có thể là máu đen, vón cục hoặc sợi do máu đông lại trong đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài. Hiếm khi có tình trạng máu tươi, trừ các trường hợp rất nặng mang tính cấp cứu. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày hay bất kỳ lý do nào cũng được coi là cấp cứu và cần được xử trí kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nguyên nhân nào gây ra xuất huyết tiêu hóa bởi loét dạ dày?

Nguyên nhân của tình trạng xuất huyết đến từ việc niêm mạc bị phá hủy mức độ nặng, dẫn đến axit dạ dày tác động vào các mạch máu gây tổn thương, phá hủy và chảy máu. Đối với các vết loét mức độ nhẹ, có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng đau và một số triệu chứng nhẹ khác chứ chưa xuất hiện chảy máu.

Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chính là nguyên nhân gây ra loét dạ dày, trong thời gian dài. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây viêm lớp bên trong dạ dày, tạo ra vết loét. Không rõ cơ chế nhiễm H. pylori và lây lan như thế nào, nhưng nó có thể được truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc gần – chẳng hạn như hôn hoặc sử dụng chung đồ dùng trong thực phẩm. Ngoài ra, cũng có thể nhiễm H. pylori thông qua thực phẩm và nước.
  • Thường xuyên sử dụng một số thuốc giảm đau. Dùng aspirin cũng như một số loại thuốc giảm đau không kê đơn và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể kích thích hoặc gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. Những loại thuốc này bao gồm ibuprofen, naproxen natri, ketoprofen và một số thuốc khác. Chúng không bao gồm acetaminophen.
  • Các loại thuốc khác. Dùng một số loại thuốc khác cùng với NSAID chẳng hạn như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs), alendronate và risedronate cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển loét.
Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những rủi ro liên quan đến việc dùng NSAID, nguy cơ loét dạ dày tá tràng còn có thể gia tăng nếu:

  • Hút thuốc lá (bất cứ dưới dạng nào). Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H. pylori.
  • Uống rượu. Rượu có thể kích thích và làm xói mòn niêm mạc dạ dày, và làm tăng lượng axit dạ dày được sản xuất ra kéo theo gây trầm trọng thêm tình trạng bệnh
  • Căng thẳng kéo dài
  • Ăn thức ăn cay, nóng

Các biến chứng gặp phải

Trong một số trường hợp nặng hoặc không được điều trị sớm, tình trạng chảy máu thể dẫn đến:

  • Mất máu: Mất máu chậm từng chút một dần dần dẫn đến thiếu máu, và thậm chí nghiêm trọng hơn là có thể phải nhập viện truyền máu
  • Tạo lỗ thủng trong thành dạ dày, gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng (viêm phúc mạc)
  • Tắc nghẽn đường di chuyển của thức ăn, gây nôn, đầy bụng khó tiêu và có thể khiến tụt cân
  • Ung thư dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm H. pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn, đặc biệt là các tình trạng nặng.

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày

Đối với tình trạng loét dạ dày, việc xét nghiệm tìm H. pylori là chính xác để xác định nhiễm khuẩn. Cách xác định có thể qua sử dụng mẫu phân, máu hay hơi thở.

Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày do loét, thông thường bệnh nhân sẽ tự phát hiện ra các triệu chứng thông qua các dấu hiệu dễ nhận thấy như đau, ợ hơi, ợ nóng, nôn và đặc biệt là đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, các xét nghiệm cụ thể có thể sử dụng bao gồm:

  • Nội soi đường tiêu hóa để nhìn thấy trực tiếp hình ảnh vết loét và có đánh giá chính xác về tình trạng vết loét từ hình dáng, tiến triển hay mức độ nghiêm trọng.
  • Chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang đường tiêu hóa. Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang và sẽ hiển thị hình ảnh trên phim x-quang.

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu cũng có thể được sử dụng.

Điều trị

Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân. Thông thường, điều trị sẽ liên quan đến việc tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nếu có, ngưng hoặc giảm sử dụng các thuốc NSAID nếu có thể để giúp vết loét lành lại bằng các thuốc điều trị. Đối với tình trạng xuất huyết, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đánh giá mức độ tổn thương để điều trị bảo tồn hoặc có các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt H. pylori, bao gồm: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracycline và levofloxacin.
  • Thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày. Các thuốc ức chế bơm proton - còn được gọi là PPI – giúp làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào sản xuất axit dạ dày. Những loại thuốc này bao gồm cả kê đơn và không kê đơn như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole... Tuy nhiên, sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Do vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có thể bổ sung thêm canxi trong tình trạng này.
  • Thuốc kháng histamine (H-2) làm giảm lượng axit dạ dày được giải phóng vào đường tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ lành vết loét. Các loại thuốc có sẵn bao gồm: famotidine, cimetidine, nizatidine…
  • Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày, giúp giảm đau nhanh chóng tình trạng cơn đau. Tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào các thành phần chính.
  • Thuốc kháng axit có thể giúp giảm triệu chứng nhưng thường không sử dụng để chữa lành vết loét.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ tế bào mô lót dạ dày như sucralfate và misoprostol

Tổng kết

Viêm loét dạ dày là một tình trạng tương đối phổ biến, và trong các trường hợp nặng có thể kèm theo xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori, bên cạnh những nguyên nhân khác làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương, thông qua việc đánh giá vết loét bằng các xét nghiệm như nội soi hay chụp x-quang.

Các thuốc điều trị sẽ tập trung vào tiêu diệt vi khuẩn và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Trong các trường hợp nặng hơn, các thủ thuật ngoại khoa có thể được tiến hành để ngăn ngừa các biến chứng lớn hơn như viêm phúc mạc, phục hồi sự toàn vẹn của niêm mạc dạ dày.

Tham khảo thêm thông tin tại: Men vi sinh có giúp chống trào ngược axit dạ dày?

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm