Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng của trào ngược dạ dày và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa điển hình rất phổ biến ở nước ta. Bệnh thường diễn biến thầm lặng, kéo dài khiến người bệnh chủ quan. Trào ngược dạ dày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, thức ăn sau khi được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.

2. Những biểu hiện của trào ngược dạ dày

- Buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, nhất là sau khi ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn. Hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.

- Đau tức ngực: Cơn đau ở thượng vị hay cảm giác khó chịu sau xương ức có thể nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh khác, nhất là bệnh tim mạch.

- Nghẹn, khó nuốt: Khi tình trạng trào ngược không được điều trị kịp thời sẽ gây ra phù nề, sưng tấy thực quản khiến người bệnh cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn ở cổ.

- Khản giọng và ho liên tục do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm sưng tấy.

- Nhiều nước bọt: Miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt nhiều hơn bình thường để trung hòa axit. Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.

3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đa số do: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự suy yếu của cơ thắt thực quản.

Ngoài nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng nêu trên, người bệnh bị trào ngược dạ dày còn được cho là bởi các vấn đề sau:

- Uống một số các thuốc như Cholecystokinine, glucagon, aspirin,...

- Uống nhiều đồ uống chứa chất kích thích quá nhiều: cafe, thuốc lá,...

- Mắc các bệnh lý liên quan đến thực quản như: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng thực quản,...

Nguyên nhân gia tăng acid trong dịch vị gây trào ngược dạ dày

- Do người bệnh mắc các bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dàyung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều, quá no, ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như chất đạm nhiều và đồ uống có ga,...

Trào ngược dạ dày, cũng giống như các bất thường khác về sức khỏe, nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

4. Biến chứng của trào ngược dạ dày

- Viêm, loét thực quản: Đây là biến chứng phổ biến nhất, dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, đau ngực… Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.

- Hẹp thực quản: Khi bị trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Trào ngược kéo dài sẽ khiến thực quản bị những tổn thương gây các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản.

- Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày.

- Ung thư biểu mô tuyến thực quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn…

Ngoài ra dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Một số bệnh nhân bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai,...

5. Khắc phục trào ngược dạ dày

Một chế độ ăn khoa học, sinh hoạt hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày.

  • Không nên ăn quá no;

  • Ăn thành từng bữa nhỏ;

  • Lựa ăn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như: bánh mì, bột yến mạch hay đạm dễ tiêu;

  • Hạn chế ăn thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và các sản phẩm từ sữa;

  • Giảm ăn thực phẩm giàu chất béo; chua cay;

  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas;

  • Giữ cân nặng hợp lý;

  • Không nằm hoặc vận động, lao động ngay sau khi ăn;

  • Giảm stress; không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn;

  • Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bằng cấy chỉ.

BS Minh Phương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • 15/04/2024

    6 lưu ý chăm sóc da khi thời tiết vào Hè

    Vào Hè, nhu cầu của làn da bắt đầu có những thay đổi. Một vài điều chỉnh trong thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp bạn duy trì làn da khoẻ đẹp, mịn màng và không bị lên mụn.

  • 15/04/2024

    Kem dưỡng mắt - sử dụng đúng để có làn da đẹp

    Dù chăm sóc da là một việc quan trọng và nên được ưu tiên, nhưng việc tạo ra một chế độ chăm sóc da phù hợp với nhu cầu đặc biệt của bạn có thể là một vấn đề khó khăn. Trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến về các cách chăm sóc da mặt khác nhau và đôi khi dễ gây khó hiểu.

Xem thêm