Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số ca tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia y tế khuyến cáo, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), cúm gây ra 3 - 5 triệu trường hợp bệnh nặng và 291.000 đến 646.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Con số này dao động rất lớn qua từng năm.
CDC ước tính rằng từ năm 1976 đến năm 2005, số ca tử vong liên quan đến cúm hàng năm ở Hoa Kỳ dao động từ mức thấp là 3.000 đến mức cao là 49.000. Từ năm 2010 đến năm 2016, số ca tử vong liên quan đến cúm hàng năm ở Hoa Kỳ dao động từ 12.000 đến 56.000.
Nhưng chính xác thì "cái chết liên quan đến cúm" là gì? Cúm giết người bằng cách nào?
Câu trả lời ngắn gọn và đáng sợ là trong hầu hết các trường hợp, cơ thể tự giết chết chính mình bằng cách cố gắng tự chữa lành.
Cơ chế gây tử vong của cúm
Bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins, cho biết, chết vì cúm không giống như chết vì trúng đạn hoặc bị nhện độc cắn. Sự hiện diện của virus không phải là nguyên nhân trực tiếp giết chết bạn. Bệnh truyền nhiễm luôn có sự tương tác phức tạp với vật chủ của nó.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người - thường là qua mắt, mũi hoặc miệng - virus cúm bắt đầu chiếm quyền kiểm soát các tế bào ở mũi và họng để nhân lên đạt số lượng lớn một cách nhanh chóng. Lượng virus khổng lồ này kích hoạt phản ứng mạnh mẽ từ hệ thống miễn dịch, gửi các tế bào bạch cầu, kháng thể và các phân tử gây viêm đến để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
Các tế bào T tấn công và phá hủy các mô chứa virus, đặc biệt là ở đường hô hấp và phổi, nơi virus có xu hướng bám vào nhiều nhất. Ở hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, quá trình này hoạt động hiệu quả và họ sẽ hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Tuy nhiên, đôi khi phản ứng của hệ thống miễn dịch quá mạnh, phá hủy quá nhiều mô ở phổi đến mức chúng không còn khả năng cung cấp đủ oxy cho máu, dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy và tử vong.
Trong các trường hợp khác, không phải bản thân virus cúm gây ra phản ứng miễn dịch quá mức khiến cơ thể rơi vào khả năng tử vong, mà là do nhiễm trùng thứ phát lợi dụng hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu để "đánh sập" cơ thể bệnh nhân. Trong bối cảnh đang bị nhiễm virus cúm, một số loại vi khuẩn nguy hiểm - thường là các chủng Streptococcus hoặc Staphylococcus, phế cầu khuẩn - sẽ xâm nhập vào phổi.
Nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường hô hấp có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, thậm chí dẫn đến sốc nhiễm khuẩn - một phản ứng viêm toàn thân, đe dọa tính mạng, gây tổn thương nhiều cơ quan.
Dựa trên các nghiên cứu khám nghiệm tử thi, ước tính khoảng một phần ba số người chết vì các nguyên nhân liên quan đến cúm là do virus áp đảo hệ thống miễn dịch; một phần ba khác chết vì phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng do vi khuẩn thứ phát, thường là ở phổi; và một phần ba còn lại tử vong do suy một hoặc nhiều cơ quan khác.
Ngoài viêm phổi do vi khuẩn, các biến chứng thứ phát của cúm rất nhiều và đa dạng, từ tương đối nhẹ như nhiễm trùng xoang và tai, đến nặng hơn nhiều như viêm cơ tim, viêm não hoặc viêm cơ (viêm cơ và tiêu cơ vân), nhiễm khuẩn huyết.
Đọc thêm tại bài viết: Có nên uống nước chanh khi bị cảm cúm?
Các biến chứng nghiêm trọng cũng có thể bao gồm hội chứng Reye, một bệnh não bí ẩn thường bắt đầu sau khi nhiễm virus, và hội chứng Guillain-Barré, một bệnh khác do virus kích hoạt, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh ngoại vi. Đôi khi Guillain-Barré dẫn đến liệt một phần hoặc gần như toàn bộ, từ đó cần phải thở máy để duy trì sự sống. Những biến chứng này ít phổ biến hơn, nhưng có thể gây tử vong.
Số người chết vì phản ứng miễn dịch với nhiễm virus ban đầu so với nhiễm vi khuẩn thứ phát phụ thuộc một phần vào chủng virus và độ sạch sẽ của không gian nơi người bệnh được điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong đại dịch cúm toàn cầu năm 1918, hầu hết các trường hợp tử vong là do nhiễm trùng do vi khuẩn sau khi mắc cúm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chủng virus cúm độc lực hơn như các chủng gây ra cúm gia cầm, có khả năng "áp đảo" hệ thống miễn dịch mạnh hơn. Giả thuyết là các chủng độc lực cao này kích hoạt phản ứng viêm mạnh hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn và thậm chí là tử vong.
Các nhóm có nguy cơ cao mắc biến chứng nặng hoặc tử vong do cúm
Khả năng tiến triển biến chứng nghiêm trọng và tử vong của virus cúm cũng phụ thuộc vào nhóm tuổi bị tấn công. Trong một mùa cúm điển hình, hầu hết các ca tử vong liên quan đến cúm xảy ra ở trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi và người trên 65 tuổi, cả hai nhóm này đều đặc biệt dễ bị tổn thương. Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các cơ quan thích ứng, học cách nhận biết và phản ứng tốt nhất với các mối đe dọa theo thời gian. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ em còn non nớt nên chúng có thể không phản ứng một cách tối ưu. Ngược lại, hệ thống miễn dịch của người già thường bị suy yếu do sự kết hợp của tuổi tác và bệnh tật tiềm ẩn. Cả trẻ nhỏ và người già đều có thể ít có khả năng chịu đựng và phục hồi sau khi hệ thống miễn dịch bị cúm tấn công và quay trở lại tự tấn công cơ thể.
Đọc thêm tại bài viết: Cúm A và B khác nhau như thế nào?
Ngoài 2 nhóm kể trên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người có nguy cơ cao nhất phát triển các biến chứng có khả năng gây tử vong là phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như HIV/AIDS, hen suyễn và bệnh tim hoặc phổi mạn tính.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm và biến chứng có thể gây tử vong là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, tránh tiếp xúc gần với người bệnh...
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do không có triệu chứng rõ ràng ở nhiều trường hợp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.
Tết đã qua, nhưng sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất! Để giúp bạn và gia đình bắt đầu năm mới trọn vẹn, VIAM Clinic mang đến chương trình LÌ XÌ ĐẠI CÁT – CẢ NĂM LỘC PHÁT, ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi khách hàng.
Mùa đông thường khắc nghiệt với đôi tay của bạn. Đôi tay của bạn có thể mịn màng, mềm mại và dịu nhẹ vào tháng hè, nhưng khi đến mùa đông, đôi tay có thể chuyển sang màu đỏ, nứt nẻ và thô ráp.
Khi bị cảm lạnh, cơ thể rất cần bù nước. Ngoài nước lọc thông thường, bạn hoàn toàn có thể chế biến 6 loại đồ uống dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống cản trở quá trình kiểm soát đường huyết.
Mụn trứng cá nghiêm trọng thường xuất hiện ở nhiều nơi, mụn sâu, thường gây đau đớn, khó chịu và để lại sẹo thâm. Điều tốt nhất bạn có thể làm khi gặp tình trạng này là đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị. Hãy tìm hiểu về dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả nhé !
Tamiflu có tác dụng khi sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng và có kết quả test dương tính với cúm A hoặc cúm B. Tuy nhiên, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hay cần có chỉ định của bác sĩ?
Olive là cây thuộc họ Oleaceae, có nguồn gốc từ miền duyên hải Địa Trung Hải. Quả olive thường được dùng để chế biến thành dầu olive hoặc ăn cùng những món salad mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy lá olive thì sao?