Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao chúng ta hay bị cảm cúm hơn vào mùa Đông?

Vào mùa Đông, chúng ta dường như khó có thể tránh khỏi những cơn ho và hắt hơi do cảm cúm. Nhưng tại sao lại dễ bị bệnh nhiễm trùng này hơn trong những tháng lạnh?

Có một số lý do khiến con người dễ bị ốm hơn trong mùa Đông.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng (The Journal of Allergy and Clinical Immunology), không khí lạnh làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể - đặc biệt là ở mũi, một trong những vị trí tiếp xúc đầu tiên của virus đường hô hấp.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ bên trong mũi giảm xuống 5 độ C, khoảng 1 nửa trong số hàng tỷ tế bào có nhiệm vụ chống virus và vi khuẩn trong mũi sẽ bị tiêu diệt.

Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa mũi Benjamin Bleier - Giám đốc khoa tai mũi họng tại trường Massachusetts Eye and Ear đồng thời là phó giáo sư Đại học Y Harvard - người trực tiếp thực hiện nghiên cứu, cho biết: “Không khí lạnh có liên quan đến việc gia tăng lây nhiễm do viurs vì cơ bản, bạn đã mất một nửa khả năng miễn dịch chỉ bởi sự giảm nhẹ của nhiệt độ đó”.

Để hiểu tại sao điều này xảy ra, ông Benjamin Bleier và nhóm của ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Theo nhóm nghiên cứu, điểm xâm nhập chính vào cơ thể của virus hoặc vi khuẩn đường hô hấp thường là qua mũi. Ngay lập tức, phần trước của mũi phát hiện ra mầm bệnh, trước khi mũi phía sau nhận dạng virus xâm nhập. Tại thời điểm này, các tế bào lót trong mũi bắt đầu tạo ra hàng tỷ bản sao đơn giản của chính chúng được gọi là túi ngoại bào (EV).

“EV không thể phân chia như các tế bào nhưng chúng giống phiên bản mini của các tế bào, được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các loại virus này. EV hoạt động như mồi nhử và khi bạn hít phải virus, chúng sẽ dính vào mồi nhử thay vì dính vào tế bào”, ông Benjamin Bleier cho hay.

Những túi ngoại bào sau đó bị trục xuất thành chất nhầy mũi và chặn những virus này thâm nhập sâu hơn. Nghiên cứu cho thấy khi bị vi trùng xâm nhập, mũi sẽ tăng sản xuất EV lên 160%.

“Đây là một trong những phần duy nhất của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể bạn chiến đấu với vi khuẩn và virus trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể", ông Benjamin Bleier nói thêm.

Các tác giả nghiên cứu giải thích rằng, hãy tưởng tượng các thụ thể này giống như những cánh tay nhỏ đang thò ra ngoài, cố gắng bám lấy virus, vi khuẩn khi bạn hít phải chúng. Chúng tôi nhận thấy mỗi EV có nhiều thụ thể gấp 20 lần tế bào, khiến chúng trở nên siêu dính.

Nhưng ông Benjamin Bleier và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với không khí lạnh sẽ về cơ bản làm mất đi lợi thế miễn dịch mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên trong môi trường ấm áp. Trên thực tế, chỉ cần nhiệt độ giảm vài độ là đủ để loại bỏ gần 42% EV, và những thứ còn lại được phát hiện có ít hơn 70% thụ thể. Kết quả cho thấy việc giảm EV và thay đổi đối với những EV được tạo ra đã cắt giảm một nửa khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của hệ thống miễn dịch.

Chính điều này ảnh hưởng tới khả năng đối phó với cảm cúm, cảm lạnh của cơ thể. Và hiểu được điều đó, việc đeo khẩu trang có thể là một cách tốt để bảo vệ mũi khỏi giá lạnh, qua đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sử dụng quá liều thuốc cảm lạnh và cảm cúm.

Lê Tuyết (Theo New York Post) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm