Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh cúm có biểu hiện giống cảm cúm thông thường không; ai dễ mắc?

Nhiều ý kiến thắc mắc rằng nếu mắc bệnh cúm do virus có các biểu hiện giống cảm mạo thông thường không? Làm thế nào để phân biệt được?

Trên thực tế bệnh cúm là bệnh do virus cúm chứ không phải bệnh cảm mạo thông thường (nhiều nơi hay gọi là cảm cúm). Bệnh cúm do virus cúm có thể lây lan nhanh và một gánh nặng thực sự phải ứng phó hàng năm nên có từ gọi là cúm mùa. Triệu chứng của bệnh do virus cúm không giống với bệnh cảm mạo thông thường, bệnh do virus thường sốt cao đột ngột, người bệnh đau nhức mình mẩy, đau đầu và kèm triệu chứng hô hấp rầm rộ. Trong khi bệnh cảm mạo thông thường chủ yếu là triệu chứng hô hấp nhẹ, không sốt cao đột ngột,...

Đối với bệnh do virus cúm đa số người bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày, một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt dễ bị biến chứng nặng như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính: bệnh đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi mạn tính.

1. Thông tin chung về bệnh cúm

Nguyên nhân của bệnh cúm là do virus cúm (3 loại hay gây bệnh trên người là virus cúm A,B,C), virus này liên tục biến chủng, biến thể, nhất là virus cúm A.

Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch và gây nên gánh nặng về kinh tế. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

2. Phương thức lây truyền của bệnh cúm

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. 

Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Khi mắc bệnh cúm do virus người bệnh sẽ sốt cao.

3. Ai dễ mắc bệnh cúm?

Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng  bao gồm:

-Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao.

-Điều kiện sống hoặc làm việc: Những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như, chợ, trung tâm thương mại, viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.

-Hệ thống miễn dịch suy yếu: Đối với người có hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh nhân đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư, dùng thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS, có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi hệ thống bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.

-Bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính như hen suyễn, đái tháo đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.

-Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. 

4. Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh cúm

Ban đầu triệu chứng của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường: sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột.

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm: Người bệnh sốt trên 38 độ C, đau cơ bắp, gai rét, đau đầu. Ở một số người bệnh có ho khan, mệt mỏi, nghẹt mũi, viêm họng.

5. Cách phòng bệnh cúm

Cần tuân thủ và duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân như:

- Rửa tay đúng cách và thường xuyên: Đây là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. 

- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho: Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.

- Tránh đám đông: Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng.

- Với nhóm nguy cơ cao, nên tiêm vaccin phòng cúm theo tư vấn của thầy thuốc và khuyến cáo  của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nhiễm virus là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch do virus cúm gây ra. Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện đột ngột với các triệu chứng toàn thân như đau đầu, sốt, gai rét, đau cơ đi kèm với các biểu hiện viêm đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng thay đổi nhanh từ nhẹ đến nặng với biểu hiện suy hô hấp nặng (ARDS) và suy đa tạng, nhất là cúm A H5N1,...Tổn thương phổi thường gặp trong nhiễm cúm A H5N1 là thâm nhiễm lan toả, thâm nhiễm kẽ.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, tuy nhiên những trường hợp nặng cần hỗ trợ hô hấp (thở oxy, thông khí nhân tạo), điều trị kháng sinh là cần thiết trong những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Triệu chứng và điều trị cúm A.

Bs. Trần Quang Đại - Theo suckhoedoisong.vn
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm