Vì sao trẻ em dễ lây nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp?
Theo TTƯT. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, trẻ em dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn người lớn do đặc điểm lứa tuổi còn nhỏ ham chơi nên vui đùa thỏa thích mà chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Trong khi đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở.
Đối với trẻ em, do đặc điểm đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh cũng dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ em ở bậc tiểu học bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch còn non nớt nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Chẳng hạn như trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học vừa chơi đồ chơi trên đất bẩn rồi đưa tay đưa lên miệng hoặc ngoáy mũi là rất bình thường và vi khuẩn, virus tấn công dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí thấp… cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Cũng theo BS Dũng, ở trẻ nhỏ trong độ tuổi tới trường có hai nhóm bệnh chính mà trẻ thường mắc phải là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính (như viêm hô hấp trên, viêm mũi, viêm phổi), các bệnh dị ứng đường hô hấp (như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn, viêm họng, viêm tai giữa). Đặc biệt, nếu thời tiết chuyển lạnh, giao mùa, nhiệt độ xuống thấp… cũng là điều kiện thuận lợi để trẻ em mắc bệnh cúm.
BS. Dũng lưu ý, viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có sốt, ho, nhiều trẻ có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, một số trường hợp trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở… dẫn đến việc trẻ phải nghỉ học, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt.
Bí quyết giúp hệ hô hấp trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là bí quyết giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Để giúp hệ hô hấp trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công, các chuyên gia cho biết thêm, các ông bố, bà mẹ cần quan tâm những điều sau đây:
1. Rửa tay là bắt buộc
Rửa tay là việc không thể thiếu của vệ sinh tốt. Để loại bỏ vi trùng gây bệnh sau khi chơi bên ngoài hoặc khi tiếp xúc với nguồn bệnh, điều cần thiết là dạy trẻ rửa tay kỹ thật sạch bằng chất tẩy rửa, sát trùng, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Thường xuyên với nước và xà phòng nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy bảo đảm trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách xoa dung dịch sát trùng tay khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô. Với trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ cần giám sát khi sử dụng dung dịch sát trùng tay tránh trường hợp trẻ không ý thức được dùng sai mục đích nguy hại cho sức khỏe.
2. Móng tay được cắt gọn gàng
Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật, chính vì vậy móng tay là nơi sinh sản của vi khuẩn. Nếu những lúc bàn tay chưa sạch trẻ dễ dàng chuyển sang mắt, mũi và miệng. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến trong móng tay là Staphylococcus Aureus, có thể gây nhiễm trùng da như mụn, áp xe và là môi trường cho giun phát triển. Tay không sạch trẻ có thể sử dụng để ăn, mút ngón tay và có thể "mở đường" cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng.
Do vậy, ngoài rửa tay cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ cắt móng tay. Với trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ nên cắt giúp bé và ngăn trẻ cắn móng tay có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp và truyền nhiễm.
3. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một biện pháp hữu hiệu trợ giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, tránh được bệnh truyền nhiễm tấn công. Cha mẹ nên hướng dẫn, nhắc nhở trẻ chải răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối phải pha loãng, mùa lạnh dùng nước ấm.
Theo nghiên cứu, việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.
4. Vệ sinh mũi và dạy trẻ che miệng khi ho hắt hơi
Để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên, thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần hoạt động cộng đồng nhất là đường xá bụi bẩn sẽ giúp giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm ở cả người lớn và trẻ em.
Việc này hiệu quả và quan trọng với trẻ mắc các chứng sổ mũi, ngạt mũi do viêm xoang, viêm mũi vì giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ cần dạy trẻ khi ho, hắt hơi cần phải che miệng và mặt, có thể sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy. Cần chú ý, nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người: Chiếc khẩu trang giúp hạn chế khói bụi, những hạt nước bọt li ti từ người xung quanh, phần nào bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.
5. Giữ đồ chơi sạch và không dùng chung đồ cá nhân
Đồ chơi của trẻ thường được mang theo mỗi khi tới trường cần vệ sinh sạch sẽ. Vì chúng có thể mang và lây nhiễm mầm bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy trẻ không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay... kể cả ở nhà cũng như ở trường học.
Trên thực tế trẻ nhỏ rất dễ trong việc dùng chung các đồ chơi, dễ chia sẻ món ăn yêu thích… chính vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn và nhắc nhở trẻ.
6. Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ
Do môi trường, dịch bệnh, sức đề kháng nên ai cũng có thể nhiễm các bệnh lý hô hấp như cúm, viêm mũi họng, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản… cùng với COVID-19. Chính vì vậy việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cấp thiết.
Ngoài các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng, có một số loại bố mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp. Trong đó phải kể đến tiêm phòng vaccine phòng cúm, vaccine phế cầu phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.
Lưu ý không tiêm vaccine khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
7. Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm đường thở cho bé là vô cùng quan trọng để hệ hô hấp được khỏe mạnh nhất là trong mùa đông bằng các biện pháp: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm. Đó là cách mẹ giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.
8. Lưu ý giấc ngủ của trẻ
Sau một thời gian dài nghỉ ở nhà, các thói quen sinh hoạt, ăn uống không được nề nếp, khoa học, nên trở lại trường học trẻ sẽ thay đổi và phải thích ứng. Chính vì thế, cha mẹ cùng con phải lên lịch cho trẻ sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ: Buổi tối không cho trẻ chơi quá muộn, buổi sáng tập cho trẻ dậy trước 7h, tránh cho trẻ ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn học cũng sẽ không tập trung, tinh thần uể oải.
Theo nghiên cứu giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Vì giấc ngủ sẽ làm giảm sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế làm cho tinh thần ổn định, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật. Chính vì vậy, ở trẻ nhỏ việc ngủ đủ giấc giúp cho học tập tốt, và có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
9. Chú ý đến ăn uống
- Để hệ hô hấp cũng như cơ thể thì không thể nói đến dinh dưỡng chăm sóc trẻ. Vì vậy cho trẻ uống đủ nước. Ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, gan động vật, các loại ngũ cốc,... Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh táo bón, giúp nhuận tràng ở trẻ.
- Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chuối... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh và dịch bệnh như hiện nay.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm trẻ khỏe mạnh khi thời tiết chuyển mùa.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.