Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng phụ sau tiêm COVID ở trẻ em

Tại Mỹ, từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều cơ quan và trường học phải đóng cửa. Điều này khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng về việc trẻ có thể sẽ bị nhiễm COVID-19. Và mặc dù đã và đang cố gắng, nhưng nỗi lo lắng này của các bậc phụ huynh hiện vẫn chưa được giải quyết.

Một phần lý do tại sao đại dịch vẫn chưa được đẩy lùi đó là vì chúng ta chưa thể tiêm vaccine cho tất cả mọi người, nguyên nhân là do tình trạng do dự tiêm vaccine (vaccine hesitancy).

Trẻ em không phải “người lớn thu nhỏ” nên trẻ sẽ có các phản ứng khác nhau với các tình trạng bệnh lý, việc sử dụng thuốc và cả tình trạng tiêm vaccine. Nhưng có rất nhiều hiểu lầm khi nói về việc cho trẻ tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là quanh các phản ứng phụ của việc tiêm vaccine. Dưới đây là những gì bạn cần biết.

Trẻ em và COVID-19

Đúng là nhiều trẻ không phát triển các tình trạng COVID-19 nặng như người trưởng thành, và thậm chí nhiều trẻ còn nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng. Theo thống kê, đến tháng 10/2021, tại Mỹ có khoảng hơn 6 triệu trẻ em nhiễm COVID-19, tính từ khi đại dịch bắt đầu. Vào tuần cuối tháng 9 năm 2021, số trẻ em chiếm khoảng 26.7% số ca nhiễm mới hàng tuần. Trẻ em độ tuổi đi học (5-17 tuổi) sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn những trẻ khác vì trẻ dễ tiếp xúc với các nguồn lây hơn. Theo kết quả của một nghiên cứu, trẻ em có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn 3.5 lần ở trường nếu trường học không yêu cầu trẻ đeo khẩu trang.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Mặc dù tỷ lệ nhập viện do COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ chỉ là 1-2%, nhưng cứ 3 trẻ nhập viện sẽ có 1 trẻ cần phải chăm sóc tích cực (ICU), theo thống kê của CDC Mỹ. Chăm sóc tích cực nghĩa là trẻ sẽ cần thở máy. Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ có các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, theo thống kê tại Mỹ trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8/2021, tỷ lệ trẻ 0-4 tuổi nhập viên đã cao hơn gấp 10 lần so với trước đó. Từ đó có thể thấy rằng, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi sẽ có tỷ lệ nhập viên cao hơn gấp 5 lần, với những trẻ chưa được tiêm vaccine thì tỷ lệ này có thể tăng lên đến 10 lần so với những trẻ đã được tiêm vaccine. Sự gia tăng này xảy ra cùng lúc với sự phổ biến của biến thể Delta.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em cũng có thể bị tử vong do COVID-19 mặc dù rất hiếm gặp. Trẻ em chỉ chiếm dưới 1% tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ.

Vaccine phòng COVID-19 dành cho trẻ em

Tính cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có vaccine Pfizer được chấp nhận sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi. Vaccine Pfizer đã được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em và người trưởng thành trên 16 tuổi và đã được chấp nhận sử dụng khẩn cấp cho trẻ từ 12-15 tuổi. Các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ 6 tháng đến 11 tuổi đang được tiến hành. Thử nghiệm đối với trẻ em 5-11 tuổi đã hoàn thành và dữ liệu từ thử nghiệm pha 2 và pha 3 cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả với trẻ em 5-11 tuổi.

Trên thực tế, Pfizer đã nộp các dữ liệu ban đầu này cho FDA vào tháng 9 năm 2021 và xin FDA phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Các loại vaccine khác như Moderna và Johnson&Jonhson cũng đang tiến hành các thử nghiệm về việc tiêm vaccine cho trẻ em và thanh thiếu thiên.

Các phản ứng phụ phổ biến thường gặp sau khi tiêm vaccine?

Không phải tất cả mọi trẻ em đều sẽ gặp phản ứng phụ, một số trẻ sẽ không gặp phải bất cứ phản ứng phụ nào. Nhưng nếu trẻ có xuất hiện các phản ứng phụ, thì những phản ứng này cũng sẽ tương tự như đối với người trưởng thành, bao gồm:

  • Sưng tại vị trí tiêm
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Sốt

Những phản ứng phụ này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất trong vòng 48 giờ.

Liệu trẻ có gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn không?

Ngoài những phản ứng phụ ở trên, có 2 phản ứng phụ hiếm gặp đã được báo cáo lại sau tiêm vaccine COVID-19 từ tháng 4 năm 2021 và viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Viêm cơ tim sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim (do ảnh hưởng đến các cơ). Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm cấu trúc túi 2 lớp bao quanh tim (còn được gọi là màng ngoài tim). Lớp màng ngoài tim này luôn có một lượng dịch nhỏ giữa 2 lớp màng để giảm ma sát, nhưng khi 2 lớp màng bị viêm, lượng dịch này có thể gây đau ngực. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh

Đây là những phản ứng phụ hiếm gặp nhưng phổ biến ở nam giới, đặc biệt là ở những người trẻ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nguy cơ bị viêm cơ tim khi nhiễm COVID-19 sẽ cao hơn so với khi tiêm vaccine COVID-19.

Có nên cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau?

Bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau sau khi tiêm vaccine COVID-19 đặc biệt là nếu trẻ bị sưng hoặc đau. Tuy nhiên, bạn không cần phải cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm vì không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ làm giảm các phản ứng phụ của vaccine.

Nếu xuất hiện các phản ứng phụ mà bệnh ở trẻ em thường lại nhẹ ở trẻ em, vậy tại sao lại cần tiêm chủng cho trẻ em?

Tiêm vaccine rất quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch. Kể cả trẻ em mắc bệnh rất nhẹ cũng có thể trở thành nguồn lây bệnh cho những người khác. Những trẻ không được tiêm chủng cũng sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng hơn, mặc dù nguy cơ này so với người lớn là thấp hơn và kể cả khi trẻ không mắc các bệnh lý nền. Trên thực tế, theo CDC, thanh thiếu niên 12-17 tuổi không được tiêm vaccine sẽ có nguy cơ nhập viện cao hơn gấp 10 lần so với thanh thiếu niên đã được tiêm vaccine.

Lời kết

Vào ngày 23 tháng 8 năm 2021, FDA đã chấp nhận sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ trên 16 tuổi vì vaccine đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc dự phòng lây nhiễm COVID-19. FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer cho trẻ 12-15 tuổi vì các bằng chứng thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng vaccine an toàn và hiệu quả đối với trẻ ở nhóm tuổi này.  Từ đó, vaccine đã được tiêm cho nhiều trẻ em tại Mỹ và giúp trẻ không bị bệnh nặng, không phải nhập viên và giảm nguy cơ tử vong. Để thực sự có thể kết thúc được đại dịch, vaccine là công cụ hữu hiệu nhất để giúp bảo vệ tất cả mọi người an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hội chứng “COVID-19 kéo dài” hiếm gặp ở trẻ em

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm