Theo báo cáo chưa được công bố chính thức từ Viện Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và Cơ quan đổi mới nghiên cứu và giải trình tự gene của tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi biến thể mới thuộc nhóm biến thể tiềm năng cần quan tâm, được gán cho dòng PANGO C.1.2, gọi tắt là C.1.2. Biến thể này đã phát triển từ C.1, một trong những dòng virus truyền thống đã hoành hành trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Nam Phi vào năm ngoái và được phát hiện lần cuối vào tháng 1/2021.
Hiện nay C.1.2 đã có mặt ở những quốc gia nào?
C.1.2 lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Mpumalanga và tỉnh Gauteng ở Nam Phi hồi tháng 5/2021 khi quốc gia này đang gồng mình chống lại làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 3. Cho đến nay, biến thể này đã được phát hiện tại phần lớn các tỉnh ở Nam Phi và ở 7 quốc gia khác trải dài khắp châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Hiện C.1.2 đã được giải trình tự từ các bộ gien ở ít nhất 7 quốc gia: Nam Phi, Anh, Thụy sĩ, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mauritius, New Zealand. Các nhà nghiên cứu lưu ý các số liệu hiện có rất có thể chưa phản ánh đầy đủ về sự lây lan và tần suất xuất hiện của biến thể này ở Nam Phi và trên toàn cầu.
Tốc độ đột biến đáng kinh ngạc
Biến thể C.1.2 có khoảng 41,8 đột biến mỗi năm. Điều này có nghĩa là C.1.2 là một biến thể có tốc độ đột biến rất nhanh. Nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ đột biến của C.1.2 nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ toàn cầu hiện tại của các biến thể khác. Bằng cách nào đó, C.1.2 cho đến nay đã trở thành biến thể "dẫn đầu" trong "cuộc đua" đột biến của các chủng biến thể virus SARS-CoV-2 được tìm thấy cho đến nay. Nó có nhiều đột biến khác với virus SARS-CoV-2 gốc được tìm thấy tại Vũ Hán (Trung Quốc) hơn bất kỳ biến thể nào khác. Tương tự với các biến thể Alpha, Beta và Gamma, các nhà khoa học nhận thấy ở biến thể C.1.2 trong thời gian đầu là những đột biến đơn lẻ, sau đó là sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc. Càng nhiều người mắc biến thể thì tỷ lệ đột biến của nó càng được thúc đẩy nhanh hơn do càng có nhiều môi trường để trú ngụ và biến đổi hơn. Các chuyên gia cho biết biến thể có đột biến càng lớn thì nguy cơ nó có thể chống lại thế hệ các vaccine đầu tiên càng cao, cảnh báo những rắc rối tiềm ẩn đối với các loại vaccine hiện có trước sự xuất hiện của các biến thể như C.1.2. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cảnh báo về khả năng C.1.2 có thể tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể ở cả những người đã từng mắc và khỏi bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 52% các đột biến trong vùng tăng đột biến của trình tự C.1.2 trước đây đã được tìm thấy trong các biến thể đáng quan tâm khác. Các đột biến N440K và Y449H có khả năng tránh được một số kháng thể cũng đã được tìm thấy khi giải trình tự của C.1.2. Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi cho biết việc biến thể này có thể tăng cường khả năng lây nhiễm. Do đó, nó có thể lây lan nhanh hơn từ người sang người khác và nó có thể tránh được một số phản ứng miễn dịch kể cả khi một người đã có miễn dịch tăng cường nhờ đã khỏi bệnh hoặc tiêm vaccine. Các chuyên gia nhấn mạnh về khả năng "thoát khỏi hệ miễn dịch" của C.1.2. Điều này có nghĩa là nhiều người đã mắc COVID-19 trước đó và khỏi bệnh vẫn dễ bị tái nhiễm và các loại vaccine COVID-19 có thể sẽ cần được cập nhật lên phiên bản mới vào một thời điểm nào đó để chống lại các loại biến thể mới.
Tại sao chuyên gia đưa ra cảnh báo với biến thể C.1.2?
Nhà virus học cho biết cần đưa ra cảnh báo với biến thể C.1.2 là do biến thể này chứa nhiều đột biến đặc biệt. C.1.2 chứa khá nhiều đột biến đặc biệt mà chưa từng thấy trong các biến thể đáng lo ngại hoặc đáng quan tâm khác. Bất cứ khi nào phát hiện những đột biến này, cần theo dõi xem chúng sẽ hoạt động như thế nào, chúng có ảnh hưởng đến việc né phản ứng miễn dịch hay lây lan nhanh hơn hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết việc thực hiện nghiên cứu này trong phòng thí nghiệm sẽ mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra, biến thể này chứa nhiều đột biến nhất so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Vũ Hán, Trung Quốc. C.1.2 có tỉ lệ khoảng 41,8 lần đột biến mỗi năm, gần gấp đôi tốc độ của các biến thể khác. Nó chứa những đột biến đáng lo ngại, trong đó có khả năng xoá mã gien di truyền bên trong protein gai – phương tiện để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người – khiến nó trở nên khó đánh bại hơn.
C.1.2 có khả năng biến mất hay không?
Câu trả lời là có. Các biến thể COVID-19 luôn xuất hiện và nhiều biến thể trong số đó có khả năng biến mất trước khi lây lan rộng rãi. Nhiều biến thể virus có khả năng sống sót rất mong manh. C.1.2 sẽ rất khó có thể cạnh tranh với Delta trong giai đoạn này, các chuyên gia khẳng định chúng ta vẫn đang ở thời điểm mà biến thể này có thể biến mất, tỉ lệ lây lan rộng rãi thực sự rất thấp. Các chuyên gia đã chứng kiến điều này với biến thể Beta và các biến thể đáng quan tâm khác. Thậm chí các biến thể đó ở những khu vực có cơ hội lây lan khá tốt, nhưng sau đó, chúng đã không thể sống sót theo thời gian và bị lấn át bởi các biến thể đáng quan tâm khác có khả năng lây nhiễm nhanh hơn. Và vì vậy về cơ bản chúng chỉ biến mất. Điều đó cũng có thể dễ dàng xảy ra với C.1.2.
Biến thể C.1.2 có khả năng kháng vaccine không?
Các nhà khoa học có thể đưa ra phỏng đoán khoa học dựa trên một số đột biến có trong biến thể C.1.2. Những đột biến này tương tự các đột biến ở biến chủng khác như Beta, Delta. Các chuyên gia nghĩ rằng có lẽ kháng thể trong huyết thanh sẽ không vô hiệu hóa được chủng virus này cũng như ngăn ngừa các biến chủng ban đầu. Nhưng cho đến khi hoàn thành những thử nghiệm, điều này thực sự vẫn chỉ là suy đoán, phải lưu ý rằng cho đến nay vaccine đang hoạt động rất tốt về mặt ngăn ngừa mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong khi nhiễm các biến thể COVID-19. Các nhà khoa học đang thận trọng nghiên cứu về những tác động của biến thể C.1.2, đồng thời tiến hành thu thập thêm dữ liệu để tìm hiểu về chủng virus này. Dựa trên hiểu biết về các đột biến trong biến thể này C.1.2 có thể né được một phần phản ứng miễn dịch. Dù vậy, vaccine vẫn sẽ cung cấp mức độ bảo vệ cao ngăn ngừa việc nhập viện và tử vong.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổn thương phổi vĩnh viễn sau khi mắc COVID-19
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì