Mặc dù thực tế là các báo cáo về coronavirus mới đây nhất chỉ ra rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 thấp hơn, nhưng những phát hiện gần đây lại trái ngược với niềm tin đó. Gần đây nhất, một bệnh nhân 20 tuổi sống sót sau COVID-19 ở Chicago là người nhận được một bộ phổi mới, do được cấy ghép phổi để điều trị một tình trạng hiện được gọi là xơ hóa sau COVID. Đã có hai ca cấy ghép phổi khác được thực hiện trên những người sống sót sau COVID-19 bị xơ hóa phổi: một ở Trung Quốc và một ở Vienna. Mặc dù bệnh nhân Chicago được mong đợi sẽ hồi phục hoàn toàn, nhưng đây là một tác động lâu dài nghiêm trọng khác của virus mà công chúng cần được biết đến.
Xơ hóa phổi sau COVID là gì?
Xơ hoá phổi xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các túi khí nhỏ trong phổi được gọi là phế nang. Điều này làm giảm lượng oxy trong máu và làm mất oxy của các cơ quan có thể dẫn đến suy các cơ quan. Theo các chuyên gia, xơ hóa phổi sau mắc COVID được định nghĩa là tổn thương phổi không thể phục hồi và có thể dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng về chức năng của bệnh nhân, chẳng hạn như ho, khó thở và cần oxy. Đôi khi, như trong trường hợp cụ thể này ở Chicago, tổn thương quá lớn đến mức bệnh nhân có thể phải ghép phổi.
Nguyên nhân gây xơ hóa phổi sau nhiễm COVID?
Sự kết hợp của nhiều yếu tố có thể góp phần vào quá trình xơ hóa sau COVID. Theo các chuyên gia, có thể là do coronavirus khiến hệ thống miễn dịch tạo ra cục máu đông, sau đó ngăn cản máu đi đến một số đoạn nhất định của phổi. Một khả năng khác là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus tạo ra các mảnh vỡ gây viêm, gây ra cục máu đông trong các mạch cấp mao mạch. Kết quả trong cả hai trường hợp là các phần của phổi chết đi, do đó hình thành các lỗ trong phổi.
Các ảnh hưởng lâu dài khác
Trong khi phần lớn các ca tử vong do COVID-19 xảy ra ở những người lớn tuổi, những trường hợp xơ hóa này cho thấy ngay cả những người sống sót sau căn bệnh này cũng có thể bị các biến chứng lâu dài. Tính đến ngày 10 tháng 6, phần lớn các trường hợp tử vong do COVID-19 là những người trên 85 tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), con số tử vong vẫn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi. Nhưng những gì cộng đồng y tế đang chuẩn bị cho những trường hợp được phục hồi cho thấy tổn thương lâu dài, như xơ hóa phổi sau COVID. Một số ảnh hưởng khác đã được báo cáo, bao gồm:
Bắt buộc phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn và sức khỏe liên quan đến COVID-19 một cách nghiêm túc. Sau khi mở cửa trở lại các doanh nghiệp và cơ sở công cộng, 21 tiểu bang của Mỹ đang báo cáo sự gia tăng các trường hợp COVID-19 đã được xác nhận. Các bước bạn có thể thực hiện để tiếp tục giảm thiểu rủi ro và phơi nhiễm bao gồm:
Với các biện pháp này, khả năng lây lan COVID-19 giảm đáng kể. Tất cả chúng ta cần phải làm phần việc của mình để đảm bảo làm chậm và ngăn ngừa sự lây lan của virus.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xơ hóa phổi là bệnh gì?
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh