Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm kết hợp các loại vaccine COVID-19: có nên hay không?

Dư luận quốc tế đang cho thấy mối quan tâm đáng kể đến việc tiêm phối hợp nhiều loại vaccine COVID-19 khác nhau, dựa trên mục đích giảm thiểu gánh nặng về nguồn cung hoặc tình trạng thiếu hụt vaccine có thể làm giảm tốc độ triển khai tiêm chủng cộng đồng. Vậy các bằng chứng có ủng hộ điều này hay không?

Các loại vaccine hiệu quả hiện nay thường yêu cầu tiêm nhiều hơn một mũi, và mũi thứ 2 thường được gọi là mũi tăng cường trong khi mũi 1 là mũi cơ bản. Theo truyền thống, các loại vaccine giống nhau sẽ được tiêm mũi tăng cường dưới dạng vaccine tương đồng. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy rằng việc kết hợp vaccine có thể được thực hiện, với các loại vaccine khác nhau nhưng có chứa cùng một loại kháng nguyên. Trong nhiều trường hợp, kết hợp các loại vaccine dị hợp như vậy có thể tăng cường miễn dịch mạnh hơn so với tiêm 1 loại vaccine duy nhất. Việc kết hợp các loại vaccine trong phương pháp tiêm chủng sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn về cơ sở miễn dịch học của vaccine. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi, cũng như các bằng chứng cần thiết để thực hiện điều này.

1. Kết hợp vaccine mang lại hiệu quả cao hơn

Logic của việc kết hợp vaccine

Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Y Massachusetts, việc tiêm phối hợp 2 loại vaccine được gọi là chiến lược tăng cường dị hợp vaccine. Các chuyên gia giải thích rằng, định dạng của vaccine là khác nhau, nhưng kháng nguyên là giống nhau. Ví dụ: mũi tiêm 1 (mũi tiêm chính) có thể cung cấp hướng dẫn cho các tế bào trong cơ thể tạo ra protein đột biến thông qua mRNA (protein Spike), trong khi mũi tiêm tăng cường là dạng vaccine vector virus hoặc một loại dựa trên phiên bản tái tổ hợp của protein Spike. Hiện nay, chưa có vaccine tái tổ hợp nào được chấp thuận sử dụng rộng rãi, nhưng các vaccine từ Mỹ và Nga đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3.

Một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ không chỉ bao gồm các kháng thể trung hòa virus, mà còn bao gồm cả các tế bào T hỗ trợ giúp tăng cường sản xuất kháng thể và các thế bào T gây độc tế bào, tăng cường khả năng loại bỏ tế bào nhiễm bệnh. Do đó, tế bào T có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch lâu dài, và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chúng tốt hơn kháng thể trong việc ngăn chặn các biến thể của virus SARS-COV-2.

Mặc dù vaccine COVID-19 ở thời điểm hiện tại được phê duyệt có hiệu quả lên đến trên 95%, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng khả năng bảo vệ này kéo dài trong bao lâu và khả năng miễn dịch do vaccine cung cấp chống lại các biến thể đã xuất hiện từ khi nào. Việc nâng cao chất lượng vaccine không chỉ là về mức độ hiệu quả, mà còn là cải thiện bề rộng của phản ứng miễn dịch nói chung. Nếu kết hợp các vaccine có thể tạo ra khả năng phản ứng tế bào T mạnh hơn, thì phương pháp này có thể giúp ích rất nhiều trong việc dự phòng trước các biến thể. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ trên lý thuyết, và thử nghiệm cần được tiến hành kỹ lưỡng.

Kết hợp vaccine và những nguyên tắc

Việc kết hợp các loại vaccine không phải là mới. Vaccine Ebola trước đây đã được cho phép sử dụng 2 liều tiêm bao gồm liều cơ bản là phương pháp vector adenovirus mang gen của một protein của virus, sau đó tiêm mũi tăng cường thứ 2 là một vector vô hại khác là vector virus sửa đổi Ankara mang cùng gen. Trong các loại vaccine COVID-19 hiện nay, vaccine Sputnik V của Trung tâm nghiên cứu Gamalaya của Nga có hiệu quả đạt 92% cũng sử dụng phương pháp này. Hai mũi tiêm sẽ cung cấp cùng một gen protein Spike của virus SARS-COV-2, nhưng các vector adenovirus (rAd26 và rAD5) khác nhau trong mỗi mũi tiêm. Việc chuyển đổi vector có thể giúp khắc phục được một số vấn đề, và hơn nữa nhờ đó có thể phát triển khả năng miễn dịch không chỉ với gen mục tiêu mà còn cả các vật chủ trung gian.

Các chuyên gia cho rằng, thứ tự tiêm là quan trọng. Theo các chuyên gia, “DNA trước, protein sau tốt hơn là protein trước, DNA sau. Không nên đảo được điều đó.” Các vaccine có bản chất DNA khi được sử dụng thuần túy đã không tạo được khả năng miễn dịch mạnh. Điều này có thể là do không giống như vaccine vector dựa trên protein hoặc adenovirus, vaccine DNA không tạo ra đủ kháng nguyên để kích thích hiệu giá kháng thể cao, và đây là một lý do tại sao vaccine DNA có thể phù hợp hơn với vai trò là mũi tiêm chính. Tuy nhiên, việc tiêm các mũi tiêm kết hợp đôi khi đảo ngược trật tự này, và các nghiên cứu đã tìm thấy những phương pháp kết hợp khác rất hứa hẹn, chẳng hạn như vector adenovirus với vaccine protein Spike.

Nhìn chung, hầu như không thể đưa ra dự đoán về sự kết hợp nào theo thứ tự nào là tốt nhất giữa các loại vaccine. Tất cả cần thử nghiệm để trả lời.

Thử nghiệm kết hợp vaccine COVID-19

Một số thử nghiệm vaccine COVID-19 hiện đang được thực hiện để đánh giá khả năng kết hợp này. Theo nghiên cứu có tên COM-COV được thực hiện tại Anh, các thử nghiệm đang so sánh các phản ứng miễn dịch ở những người tham gia tiêm 2 liều Pfizer, 2 liều AstraZeneca hay phối hợp 2 liều với nhau. Nghiên cứu cũng đánh giá trình tự dùng thuốc trong 4 hoặc 12 tuần giữa các mũi tiêm chính hay mũi tiêm tăng cường.

Tháng 12/2020, Trung tâm nghiên cứu Gamalaya đã công bố kế hoạch thử nghiệm kết hợp Sputnik V với vaccine của AstraZeneca. Nga cũng đang đàm phán với công ty CanSino của Trung Quốc để tiến hành kết hợp thử nghiệm phối hợp 2 loại vaccine của 2 quốc gia này. Thách thức đối với việc kết hợp vaccine chính là tìm ra loại vaccine nào sẽ kết hợp tốt với loại vaccine nào, và loại nào nên là chính – loại nào là mũi tăng cường. Bất kỳ loại vaccine nào khi kết hợp cũng đều có thể mang đến những mặt lợi ích và tác hại đi kèm. Phản ứng phụ gia tăng cũng là điều không thể tránh khỏi.

Một số kết quả ban đầu của các chương trình thử nghiệm phối hợp vaccine, trong đó có chương trình COM-COV tại Đức bao gồm:

  • Tiêm phối hợp với quy trình mũi 1 AstraZeneca/mũi 2 Pfizer cho thấy khả năng dung nạp tốt và khả năng gây phản ứng tương đương với tiêm 2 mũi Pfizer.
  • Phản ứng toàn thân xuất hiện nhiều nhất sau tiêm AstraZeneca mũi 1 (86%, 95% CI: 79-91)
  • Phản ứng toàn thân xuất hiện ít hơn khi tiêm 2 mũi Pfizer (68%, 95% CI: 56-72)
  • Phản ứng toàn thân xuất hiện ít hơn khi tiêm phối hợp theo thuần tự AstraZeneca mũi 1/Pfizer mũi 2 (48%, 95% CI: 36-59).
  • Đáp ứng miễn dịch trong huyết thanh và phản ứng của tế bào T tăng mạnh sau khi tiêm mũi 2 ở cả các trường hợp tiêm cùng loại hay phối hợp.
  • Ái lực S1-IgG và đáp ứng của tế bào T tăng nhẹ sau khi tiêm phối hợp
2. Kết hợp vaccine làm tăng các phản ứng phụ thường gặp

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng việc kết hợp vaccine giữa vaccine của AstraZeneca và vaccine của Pfizer dẫn đến các phản ứng từ nhẹ đến trung bình thường xuyên hơn so với việc chỉ tiêm 1 loại duy nhất.

Dưới đây là các phản ứng phụ được báo cáo từ chương trình COM-COV. 04 trường hợp hoán vị vaccine của AstraZeneca và Pfizer bao gồm:

  • Mũi 1 là vaccine Pfizer và mũi 2 là vaccine AstraZeneca
  • Mũi 1 là vaccine AstraZeneca và mũi 2 là vaccine Pfizer
  • Vaccine AstraZeneca 02 mũi thuần
  • Vaccine Pfizer 02 mũi thuần.

Nghiên cứu được thực hiện cả ở khoảng thời gian 28 ngày và 84 ngày (02 lịch trình riêng biệt). Tổng cộng 830 người tham gia đã được phân loại ngẫu nhiên:

  • 463 người phân vào 04 nhóm với khoảng thời gian 28 ngày
  • 367 người phân vào 04 nhóm khác trong khoảng thời gian 84 ngày

Theo kết quả nghiên cứu, khi được tiêm cách nhau 04 tuần, cả hai lịch trình tiêm kết hợp dị loại (hoặc gọi đơn giản là tiêm hỗn hợp) đã tạo ra các phản ứng phụ nhiều hơn sau mũi tiêm tăng cường thứ hai, nếu so với lịch trình tiêu chuẩn (tiêm thuần 1 loại vaccine). Một số điểm chính của báo cáo kết quả nghiên cứu bao gồm:

Đối với tình trạng sốt:

  • 37 người (34%) được phát hiện trong số 110 người được tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 tăng cường
  • 11 người (10%) được phát hiện trong số 112 người được tiêm AstraZeneca cả 2 mũi
  • 47 người (41%) được phát hiện trong số 114 người được tiêm Pfizer mũi 1 và AstraZeneca mũi 2 tăng cường
  • 24 người (21%) được phát hiện trong số 112 người được tiêm Pfizer cả 2 mũi

Sự gia tăng tương tự cũng được quan sát thấy đối với các tình trạng phản ứng phụ khác bao gồm: ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, khó chịu và đau cơ. Tuy nhiên, các phản ứng phụ đều tồn tại trong thời gian ngắn và không gây ra có bất kỳ mối lo ngại nào khác về độ an toàn. Những người tham gia nghiên cứu cũng được khuyên dùng paracetamol để làm giảm tác dụng phụ, tuy nhiên không được hướng dẫn để điều trị dự phòng.

Không có trường hợp nào phải nhập viện do các triệu chứng gây ra, và hầu hết sự gia tăng của các phản ứng được nhìn thấy trong 48 giờ sau tiêm.

Sử dụng Paracetamol

Việc sử dụng paracetamol trong 48 giờ sau khi tiêm vaccine được báo cáo trên:

  • 40 (36%) trong số 112 đối tượng tiêm AstraZeneca cả 2 liều
  • 63 (57%) trong số 110 đối tượng tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2
  • 48 (41%) trong số 117 đối tượng tiêm Pfizer cả 2 liều
  • 68 (60%) trong số 114 đối tượng tiêm Pfizer mũi thứ 1 và AstraZeneca mũi 2

Các chuyên gia cho biết hiện tại vẫn chưa rõ liệu điều này có liên quan đến khả năng cải thiện phản ứng miễn dịch hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol là một phần quan trọng của cả thử nghiệm, và việc sử dụng paracetamol sớm và thường xuyên có giúp làm giảm tần suất phản ứng phụ xảy ra hay không.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng dữ liệu nghiên cứu hiện tại chỉ bao gồm những người tham gia từ 50 tuổi trở lên, vì vậy tác động đến các nhóm tuổi trẻ hơn vẫn chưa được biết đến rõ ràng. Tuy nhiên, tỷ lệ phản ứng phụ nhìn chung cao hơn ở các nhóm tuổi trẻ hơn, nên các phản ứng có thể vẫn xảy ra với tỉ lệ cao hơn ở các nhóm tuổi này.

3. Các phương án kết hợp vaccine ở thời điểm hiện tại

Tính đến nay, do các khuyến nghị thay đổi liên quan đến việc sử dụng vaccine AstraZeneca, một số quốc gia đang khuyến cao những người trước đây tiêm vaccine này nên tiêm mũi thứ 2 thay thế bằng các loại vaccine mRNA phổ biến, như vaccine của Pfizer hay Moderna. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ về khả năng sinh miễn dịch, khả năng gây phản ứng và tính an toàn. Do vậy, các phương án về kết hợp vaccine vẫn cần được nghiên cứu trong thời gian tới để có thể đưa ra kết luận đảm bảo.

Tóm lại

Cho đến nay, dù đã có các cuộc thảo luận về việc kết hợp sử dụng vaccine khác nhau, song Tổ chức Y tế Thế giới vẫn cảnh báo rằng cho đến thời điểm hiện tại, điều này là không nên vì đây được coi là một xu hướng nguy hiểm. WHO cho rằng hiện tại chúng ta đang ở trong thời điểm nhạy cảm khi không có dữ liệu, không có bằng chứng cụ thể về việc kết hợp hay phối hợp các loại vaccine. Điều này sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn ở nhiều quốc gia nếu các công dân bắt đầu được quyết định khi nào bản thân họ sẽ tiêm và ai sẽ tiêm liều thứ hai, thứ ba và thứ tư nếu cần phối hợp nhiều liều.

Tham khảo thêm thông tin tại: Vaccine phòng COVID-19 và những con số thống kê

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm