Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy giảm miễn dịch và việc tiêm vaccine COVID-19

Vaccine Covid-19 hoàn toàn an toàn, mỗi người cũng nên tận dụng những lợi ích bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị suy giảm, vaccine có thể sẽ không còn hiệu quả nữa.

Vaccine Covid-19 hoàn toàn an toàn, mỗi người cũng nên tận dụng những lợi ích bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị suy giảm, vaccine có thể sẽ không còn hiệu quả nữa.

Những người có hệ miễn dịch yếu do đang điều trị ung thư hoặc ghép tạng có thể sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích của vaccine. Trong một nghiên cứu gần đây về vaccine, người ta thấy những người bị suy giảm miễn dịch vẫn nên được tiêm vaccine và áp dụng các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng nên được tư vấn về thời gian tiêm vaccine và các biện pháp dự phòng cần thiết. Tương tự như vậy người cao tuổi và phụ nữ mang thai cũng có đáp ứng rất tốt với vaccine COVID-19 mặc dù những người này được cho là có hệ miễn dịch kém.

Ung thư

Những bệnh nhân đang mắc ung thư hoặc đang điều trị ung thư vẫn là nhóm được ưu tiên được tiêm vaccine, theo như khuyến cáo từ Mạng lưới toàn diện ung thư Hoa Kỳ. Tiêm chủng không ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư. Tuy nhiên những người đang điều trị ung thư ác tính như phẫu thuật ghép tế bào gốc hay liệu pháp CAR-T thì chưa nên tiêm vaccine ngay vì hệ miễn dịch của những người này đang bị ức chế.

Vaccine COVID-19 không phải là virus sống do đó nó vẫn an toàn đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như những người mắc ung thư. Thay vào đó, hiệu quả vaccine mới là cái mà các nhà khoa học quan tâm,  nhất là những người bị bệnh máu ác tính như ung thư máu, ung thư tủy hoặc ung thư lympho. Có thể nói vaccine đối với những đối tượng này không hiệu quả, vì những hiểu biết về những loại vaccine khác trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch cho thấy điều đó. Và thông thường nếu hệ miễn dịch bị suy yếu thì bạn sẽ không thể đáp ứng miễn dịch như bình thường hay thậm chí đó còn là một đòn tấn công vào hệ miễn dịch của bạn.

Một nghiên cứu của Haidar trên 67 bệnh nhân bị ung thư máu - những người đều được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho thấy gần một nửa số người  đó không sản sinh ra kháng thể và như vậy được coi là không đáp ứng với vaccine. Những bệnh nhân bị leukemia kinh dòng hạt - loại ung thư máu phổ biến nhất ở người trưởng thành, có đáp ứng kém nhất, chỉ khoảng 1/3 số người mắc ung thư loại này sản sinh được kháng thể. Trong khi đó 100% người khỏe manh đều sản sinh kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19. Mặc dù tiêm vaccine vẫn được khuyến cáo cho nhóm người suy giảm miễn dịch nhưng khoảng thời gian để nhóm người này sản sinh được kháng thể lại rất khác nhau. Vì vậy cần những khuyến cáo cụ thể về thời gian tiêm chủng dành cho những đối tượng này.

Ghép tạng

Cho đến thời điểm này những người suy giảm miễn dịch vẫn nên được tiêm vaccine, nhưng những gì chúng ta muốn là họ phải có đáp ứng miễn dịch tốt nhất đối với vaccine. Những bệnh nhân ghép tạng luôn chịu ảnh hưởng lớn từ thuốc ức chế miễn dịch để tránh đào thải tạng ghép. Loại tạng được ghép cũng là một vấn đề được cân nhắc khi tiêm vaccine. Thông thường những bệnh nhân được ghép tạng ở Mỹ phải đợi ít nhất 3 tháng mới được tiêm vaccine, bởi vì sau khi ghép họ phải uống rất nhiều thuốc ức chế miễn dịch với liều lượng cao để tránh đào thải tạng ghép. Sau đó, cơ thể dần dần thích nghi với tạng mới, thuốc ức chế miễn dịch sẽ được giảm dần dần từ từ. Những người ghép tế bào gốc cũng cần thận trọng hơn vì việc điều trị gần như loại bỏ hoàn toàn tủy xương của họ, mà vốn dĩ tủy xương là cơ quan quan trọng trong hệ miễn dịch. Tiêu chuẩn thời gian tiêm vaccine COVID-19 cho những bệnh nhân ghép tủy ở Mỹ rơi vào khoáng 6 tháng sau đó. Tuy nhiên những người ghép tạng cũng phải dùng nhiều steroid hơn, và không may nếu như những người này mắc phải một bệnh lý ung thư khác thì việc tiêm vaccine tiếp tục bị hoãn lại cho đến khi hệ thống miễn dịch của họ khá hơn.

Một khi bệnh nhân ghép tạng được tiêm vaccine COVID-19, việc đáp ứng với vaccine sẽ được đánh giá và so sánh với người khỏe mạnh. Có những người đáp ứng được 25-30% trong mũi đầu và với mũi thứ hai có thể lên đến 50%.

Hai liều vaccine mARN có thể là sự lựa chọn tốt hơn cho những người phải ghép tạng. Theo nghiên cứu của đại học John Hopskin- Mỹ,  khoảng 15% số bệnh nhân ghép tạng được tiêm hai mũi vaccine mARN COVID-19 đo được kháng thể ngay sau mỗi lần tiêm. Gần 40% những người không sản sinh kháng thể ngay sau mũi đầu đã có thể đo được kháng thể sau mũi thứ hai.

Mang thai

Vaccine CoVID-19 cũng có thể đáp ứng miễn dịch ở phụ nữ mang thai và chi con bú theo như kết quả nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí JAMA. Như vậy việc tiêm vaccine có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả bà mẹ và em bé trong buồng tử cung. Nghiên cứu này tiến hành trên 103 phụ nữ mang thai và cho con bú, tất cả đều có đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine mARN COVID-19. Thêm vào đó,  những phụ nữ này đều phát triển được cả hai loại đáp ứng miễn dịch là kháng thể và tế bào T chống lại các biến thể nguy hiểm của coronavirus. Kháng thể sẽ đi qua hàng rào nhau thai và sữa để truyền tới em bé. Cho tới thời điểm này vẫn chưa có vaccine dành cho trẻ sơ sinh vì vậy đây có thể là một cách hữu hiệu bảo vệ cho đối tượng này.

Cũng ở thời điểm này, phụ nữ mang thai và cho con bú chưa có chỉ định tiêm vaccine cũng nhưu thiếu các nghiên cứu vaccine cho đối tượng này vì vậy kết quả của nghiên cứu này cũng là một điểm cân nhắc cho các chiến dịch tiêm chủng của nhiều nước.

Người cao tuổi

Ngay từ khi vaccine COVID-19 sẵn sàng để tiêm cho mọi người, người cao tuổi là một đối tượng ưu tiên hàng đầu vì nguy cơ diễn biến bệnh nặng và khả năng tử vong virus cao. Đối với họ, tiêm chủng là một câu chuyện thành công to lớn.

Khi có tuổi, hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động kém đi hay còn gọi là suy giảm miễn dịch. Thật may  vaccine COVID-19 tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ cho người cao tuổi. Hãy nhìn xem, đáp ứng miễn dịch của vaccine COVID-19 đạt 94-95% hiệu quả, cao hơn rất nhiều so với hiệu quả của vaccine cúm mùa là 50%.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca: Hiệu quả và những lưu ý sau tiêm

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

Xem thêm