Bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine vì cơ thể mất vài tuần để phát triển kháng thể chống lại căn bệnh này.
Nhưng các chuyên gia cho biết những người thuộc diện trên có triệu chứng khác với người chưa tiêm vaccine bị nhiễm COVID-19. Nguy cơ bị sốt ít hơn 70%, mệt mỏi ít hơn 55%. Ngoài ra, họ cũng không bộc lộ rõ rệt các triệu chứng bệnh căn bản như ớn lạnh, đau đầu, mất khứu giác, vị giác.
Hắt hơi phổ biến ở những người dưới 60 tuổi đã tiêm vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19. Đây là biểu hiện quen thuộc của người bị cúm hoặc cảm lạnh, hiếm khi xuất hiện ở các ca bệnh COVID-19 chưa chủng ngừa.
Ngoài ra, người mắc COVID-19 sau tiêm vaccine cũng nhanh chóng bị hụt hơi, khó thở. Nếu cảm thấy căng thẳng, những người có biểu hiện như vậy nên đi xét nghiệm SARS-CoV-2 để phòng ngừa.
(Ảnh minh họa: The Jakartapost)
Một triệu chứng bệnh hay gặp khác là đau tai. Bệnh nhân COVID-19 thông thường hay phàn nàn về chứng ù tai. Với người đã tiêm vaccine, biểu hiện này nặng hơn. Họ thường bị đau vài ngày sau đó.
Triệu chứng cuối cùng cần cảnh giác là sưng ở nách hoặc cổ. Dấu hiệu này ít thấy hơn. Nhiều bệnh nhân cho biết hiện tượng trên tự biến mất sau vài ngày.
Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về các bệnh nhân ở Anh bằng ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng COVID-19. Trong số 1,1 triệu người dùng ứng dụng đã tiêm liều vaccine đầu tiên, gần 2.400 người (0,2%) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong số nửa triệu người đã tiêm hai liều, 187 người (0,03%) có kết quả dương tính vài tuần sau đó.
Thống kê theo một cách khác, nguy cơ mắc COVID-19 ở người chưa tiêm vaccine là 1 trong 17.000 người; tiêm 1 liều (1/32.000); tiêm 2 liều (1/68.000).
Như các nghiên cứu đã chứng minh, mọi người vẫn sẽ bị nhiễm bệnh và có thể lây cho người khác dù đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, vaccine dường như đang làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, mặc dù một số rất nhỏ vẫn có thể phải nhập viện. Những người được chủng ngừa có khả năng mắc bệnh nặng thấp hơn 49%.
Bệnh nhân ít phải đến bệnh viện để điều trị hơn 64% so với những người không được tiêm chủng.
Xét về đối tượng có nhiều nguy cơ bị COVID-19 sau khi tiêm vaccine, phụ nữ có tỷ lệ cao hơn, chiếm gần 70% các trường hợp.
Dữ liệu cho thấy những người dưới 60 tuổi, béo phì và sống ở những nơi thiếu thốn là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm COVID-19 sau tiêm vaccine.
Những người khỏe mạnh ít có khả năng mắc bệnh hơn, đặc biệt nếu họ tránh xa đồ ăn vặt.
Các nhà khoa học cho biết tác dụng của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và bệnh béo phì.
Người già trên 60 tuổi có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn gần ba lần nếu họ bị ốm yếu. Những người bị hen suyễn, phổi và các bệnh nền dễ bị mắc bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lây truyền COVID-19 sau khi tiêm chủng: Những điều cần biết.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.