Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine phòng COVID-19 và những con số thống kê

Theo thống kê mới nhất đến ngày 13/7/2021, toàn thế giới có khoảng 24% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID19. Trên toàn cầu, có khoảng 3.47 tỉ liều vaccine đã được tiêm chủng, 29.2222 triệu liều hiện đang được tiếp tục tiêm chủng mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ có 1% dân số tại các quốc gia có thu nhập thấp được tiêm chủng ít nhất một liều vaccine. Đó là những con số thống kê mới nhất về vaccine trên toàn cầu.

Để kết thúc đại dịch COVID 19 càng sớm càng tốt, thì một phần lớn dân số thế giới cần được “miễn nhiễm” với virus corona. Cách an toàn nhất để đạt được trạng thái này là tiêm chủng vaccine. Trong vòng 12 tháng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, rất nhiều đội ngũ nghiên cứu đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại vaccine mới trong phòng chống dịch COVID-19. Sản xuất vaccine trở thành một cuộc chạy đua giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện nay, sau khi cuộc chạy đua về sản xuất vaccine đi vào giai đoạn ổn định, thì lại có một cuộc “chạy đua” khác nổ ra, đó là cuộc chạy đua về việc tiêm vaccine. Để vaccine được tiêm chủng cho toàn bộ dân số thế giới là một thử thách đặt ra với ngành y tế trên toàn thế giới. Điều quan trọng nhất là dân số của tất cả các quốc gia cần được bảo vệ, chứ không chỉ là dân số tại các quốc gia có thu nhập cao.

Dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam xin phép cập nhật một số con số thống kê mới nhất về việc tiêm chủng vaccine trên toàn thế giới, tính đến ngày 13/7/2021. Những con số này sẽ được Viện Y học ứng dụng Việt Nam cập nhật định kỳ hàng tuần.

Biểu đồ: Tổng số liều vaccine COVID-19 được tiêm chủng trên toàn thế giới (tính đến 12/7/2021)

Trên toàn thế giới, đã có 3.47 tỉ liều vaccine được tiêm, con số này tương đương với việc tiêm 45 liều cho mỗi 100 người. Chỉ có 12.3% dân số thế giới được tiêm chủng đầy đủ (Tiêm chủng đầy đủ là khi người dân nhận đủ 1 liều vaccine với những vaccine tiêm 1 liều và được tiêm đủ 2 liều vaccine với những vaccine phải tiêm 2 liều). Tuy nhiên, có một khoảng cách rõ rệt giữa các chương trình tiêm chủng ở các quốc gia khác nhau, như các bản đồ dưới đây:

Biểu đồ: Số liều vaccine COVID-19 được tiêm chủng tính trên 100 dân (tính đến ngày 12/7/2021)

Hiện tại, UAE đang là nước dẫn đầu thế giới về số liều tiêm chủng trên 100 người với 163 liều/100 người, tỷ lệ số người đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine tại UAE là 77% và tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ là 67%. Xếp thứ 2 là Malta với 141 liều/100 người, hai tỷ lệ tương ứng là 74% và 70%

Xét trong khu vực châu Á, thì Qatar đang là quốc gia có số liều tiêm chủng trên 100 dân cao nhất với 120 liều/100 dân, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 55%, tiếp theo là đến “anh bạn hàng xóm” Singapore với 108 liều/100 dân, tỷ lệ tiêm chủng đủ đạt 40%. Việt Nam chúng ta còn thua kém rất xa so với các quốc gia này, khi mới chỉ đạt 4.2 liều/100 dân và tỷ lệ tiêm chủng đủ chỉ là 0.3%

Nhìn chung trên các châu lục thì Bắc Mỹ đang là châu lục có số liều vaccine tiêm trên 100 dân cao nhất  với 77 liều/100 dân, tiếp theo là đến châu Âu (75 liều/100 dân), Nam Mỹ (50 liều/100 dân), châu Á (47 liều/100 dân), châu Đại Dương (26 liều/100 dân) và cuối cùng là châu Phi (4.2 liều/100 dân)

Biểu đồ: Tỷ lệ dân số thế giới được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 (tính đến 12/7/2021). Tỷ lệ tại Việt Nam là 3.9%

Trên toàn thế giới, có tổng số 131 loại vaccine từ các quốc gia khác nhau đang được phát triển, với tổng số 383 thử nghiệm (37 vaccine thử nghiệm giai đoạn 1, 50 vaccine thử nghiệm giai đoạn 2, 39 vaccine thử nghiệm giai đoạn 3). Trong số đó, có 20 vaccine đã được chấp nhận sử dụng tại ít nhất một quốc gia và chỉ có 7 vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp nhận sử dụng tính đến ngày 13/7/2021.

7 loại vaccine được WHO chấp thuận sử dụng bao gồm:

  • Vaccine Moderna (mRNA-1273): được chấp nhận sử dụng tại 56 quốc gia, với 22 thử nghiệm tại 4 quốc gia
  • Vaccine của Pfizer/BioNTech (BNT162b2): đã được chấp nhận sử dụng tại 107 quốc gia, với 27 thử nghiệm tại 15 quốc gia khác nhau
  • Vaccine Janssen (Johnson&Johnson – Ad26.COV2.S): chấp nhận sử dụng tại 55 quốc gia, với 11 thử nghiệm tại 17 quốc gia
  • Vaccine Oxford/AstraZeneca (AZD1222): chấp nhận sử dụng tại 180 quốc gia, 32 thử nghiệm tại 19 quốc gia. Đây cũng là vaccine được nhiều quốc gia chấp nhận sử dụng nhất trên thế giới.
  • Vaccine Covishield của Ấn Độ: chấp nhận sử dụng tại 44 quốc gia, 2 thử nghiệm ở 1 quốc gia
  • Vaccine của Sinorpharm – Beijing (BBIBP-CorV): chấp nhận sử dụng tại 61 quốc gia, với 7 thử nghiệm tại 7 quốc gia
  • Vaccine của Sinovac (CoronaVac): chấp nhận sử dụng tại 37 quốc gia với 16 thử nghiệm tại 7 quốc gia.

Một số thống kê về vaccine COVID 19 tại Việt Nam

Tính đến sáng 13/7/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng 4.063.872 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong số hơn 4 triệu liều vắc xin đã được tiêm cho người dân, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.783.505 người, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 280.367 người.

Tham khảo thêm các số liệu thống kê về tiêm vaccine COVID-19 tại:

https://ourworldindata.org/covid-vaccinations/

https://covid19.trackvaccines.org/

https://ncov.moh.gov.vn/

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine được sản xuất như thế nào?

Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm