Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 mẹo chạy bộ dành cho người bị hen suyễn

Nếu bạn bị hen suyễn mãn tính hoặc hen do tập luyện, bạn vẫn có thể chạy và thở dễ dàng nhờ những mẹo này.

6 mẹo chạy bộ dành cho người bị hen suyễn

Chạy bộ và hen suyễn có vẻ không cùng tồn tại, nhưng người ghi danh kỉ lục marathon thế giới - Paula Radcliffe của Anh quốc, được chẩn đoán sẽ bị hen khi tập luyện, là một minh chứng khiến chúng ta phải nghĩ lại.

1. Chắc chắn rằng bạn bị hen suyễn

Chỉ thở khò khè hoặc ho sẽ không đồng nghĩa là bạn bị hen suyễn. Có một vài triệu chứng sẽ giống với hen suyễn, phổ biến nhất là rối loạn chức năng thanh quản. Bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán xác định bệnh cũng như được điều trị thích đáng.  

2. Dùng thuốc

Cơ chế của thuốc hen suyễn là thư giãn cơ xung quanh đường thở. Đó là khi những cơ này co thắt (tình trạng được gọi là co thắt phế quản), từ đó người bị hen suyễn sẽ thở khò khè, ho và khó thở. 

Một số thuốc giảm hen suyễn nhanh chẳng hạn Albuterol, thường được kê đơn dưới dạng bình xịt định liều khẩn cấp. Những thuốc này được sản xuất nhằm xoa dịu triệu chứng trong vòng vài phút, còn được dùng như thuốc dự phòng. Vì vậy, người chạy bộ bị hen suyễn có thể sử dụng một liều trong vòng vài phút trước khi chạy để chế ngự triệu chứng. 

Nếu bạn bị hen suyễn mãn tính (triệu chứng của bạn không chỉ xảy ra do hoạt động gắng sức), bạn sẽ cần thuốc kiểm soát hằng ngày, chẳng hạn thuốc hít chứa steroid, bên cạnh việc dùng bình xịt định liều khẩn cấp.

Khởi động trước khi chạy giúp bạn tránh cơn hen xảy ra

3. Khởi động

Một số người chạy bị hen suyễn bỏ qua khởi động do nghĩ rằng làm vậy sẽ giữ lại năng lượng của phổi để dành cho việc chạy. Tuy nhiên, giúp phổi làm quen với hoạt động thể lực trước khi chạy chính thức thực sự có thể giúp bạn tránh cơn hen. Sẽ có một thời kì chống kích thích của co thắt phế quản. Nếu bạn khởi động đủ nhiều để gây ra ho và thở khò khè, thường mất khoảng 4 đến 6 tiếng nữa phế quản mới lại co thắt. 

Điều mấu chốt là chỉ khởi động đủ mạnh để co thắt nhẹ mà không hủy hoại năng lượng của bạn. Bạn có thể chạy ngắn trong vài phút và làm vài động tác.  

4. Tránh phấn hoa hoặc tác nhân kích thích trong không khí

Dị ứng phấn hoa có thể kích thích thành triệu chứng hen suyễn đối với một số người bị hen khi tập thể dục, vì vậy tốt nhất nên chạy vào thời điểm phấn hoa trong không khí ở mức thấp nhất, thường là sáng sớm. Bạn có thể kiểm tra lượng phấn hoa trong không khí ở địa phương mình qua trang web hoặc các phần mềm trên điện thoại. Sau đó, tắm càng sớm càng tốt để loại bỏ phấn trên da và tóc, cho luôn quần áo tập vào máy giặt. 

Nếu lượng phấn trong không khí vẫn cao ngay cả khi trong buổi sáng, hãy cân nhắc chạy bộ bằng máy trong phòng tập hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời khác không đòi hỏi bạn thở mạnh, chẳng hạn chèo thuyền kayak, đạp xe hoặc đi bộ. 

5. Đeo khẩu trang

Ngay cả những người không bị hen cũng bị ho khi chạy ở nhiệt độ thấp. Vì sao vậy? Hít thở không khí lạnh và khố có thể khiến đường thở bị lạnh và khô - kích thích co thắt phế quản.

Bạn nên che chắn mũi và miệng khi chạy, không khí ẩm khi bạn thở ra sẽ giúp làm ẩm không khí hít vào. Tránh dùng khăn badana vải bông, chúng sẽ khiến bạn bị lạnh hơn khi nhiệt độ thấp. Các loại khăn tiện dụng như balaclava hoặc neck gaiter có thể giúp che chắn cả đầu và mặt. 

6. Hãy thông thái

* Luôn luôn mang theo bình xịt định mức khẩn cấp. Một bệnh nhân hen suyễn nên mang theo mọi nơi, không chỉ khi chạy. Bạn có thể tiện cất ở nhiều nơi như túi áo khoác hoặc túi quần.

* Lên kế hoạch. Thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch ứng phó với cơn hen. Bạn có nên gọi ngay cho cơ sở y tế để được chẩn đoán độ nặng của cơn hen không? Hoặc bạn có nên dùng thuốc từ bình xịt trong một số trường hợp nhất định không? Nên xịt bao nhiêu và khi nào thì phù hợp?

* Cân nhắc dùng đến dấu hiệu cảnh báo y tế. Một chiếc vòng cổ hoặc dây đeo, nhãn hiệu có thể giúp phản ánh tình trạng hen suyễn của bạn đến người khác. Khi đó họ sẽ có kế hoạch giúp đỡ ứng phó kịp thời.

* Cực kì cẩn thận nếu hen nặng. Nếu bạn đã từng bị tình trạng "flash attack," tức từ tình trạng bình thường cho đến kiệt sức diễn ra rất ngắn, bạn nên chạy bộ cùng một người bạn hoặc mang theo điện thoại di động - hoặc cả hai.

Thông tin thêm về bệnh hen suyễn tại bài viết: Luyện tập thở cho người hen suyễn

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Womenshealthmag
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm