Lợi ích của bưởi đối với người bệnh đái tháo đường
Không những không ảnh hưởng tới đường huyết sau ăn, quả bưởi còn đem lại giá trị dinh dưỡng lớn và nhiều lợi ích sức khỏe.
Do có hàm lượng cao các vitamin, ăn bưởi có thể giúp làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp hỗ trợ đốt cháy chất béo cho người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt, vitamin C còn giúp tăng cường độ bền của thành mạch máu, hạn chế gây tăng huyết áp - một bệnh mắc kèm phổ biến ở người bệnh đái tháo đường.
Ăn bưởi ở lượng vừa phải có thể mang lại lợi ích cho người bệnh đái tháo đường
Các khoáng chất trong bưởi như kali, natri giúp người bệnh đái tháo đường cân bằng tốt các chất điện giải trong cơ thể, hạn chế nguy cơ rối loạn nước và điện giải khi đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, kali còn giúp tăng cường cơ tim, hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch do bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, ăn bưởi còn có thể mang lại một số lợi ích khác như:
- Tốt cho đường tiêu hóa.
- Cải thiện làn da.
- Tăng năng lượng cho cơ thể.
- Củng cố hệ xương khớp (nhờ hàm lượng phospho cao).
- Giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể.
Người bệnh đái tháo đường nên chọn bưởi chín, có lớp vỏ đều màu, không bị lõm trên bề mặt. Đây là những quả bưởi ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Tốt nhất nên ăn ngay sau khi bóc. Nếu bạn không ăn hết, chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh 2 - 3 ngày để duy trì hàm lượng vitamin có trong bưởi.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn bưởi thế nào cho đúng?
Dù bưởi có nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, bạn vẫn nên trao đổi với bác sỹ trước khi thêm loại trái cây này vào chế độ ăn uống thường ngày. Trong một số trường hợp, ví dụ như mắc kèm một số bệnh đường tiêu hóa bên cạnh đái tháo đường, hoặc phải uống một số loại thuốc đặc biệt (thuốc trị mỡ máu cao, thuốc tăng huyết áp, thuốc ổn định nhịp tim…) việc ăn bưởi có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Người bệnh đái tháo đường cũng không nên ăn quá nhiều bưởi. Theo đó, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn 100 - 200gr bưởi/lần (khoảng 2 - 3 múi), ăn cách xa các bữa cơm để không làm tăng đường huyết sau ăn quá mức. Ăn quá nhiều bưởi cũng có thể gây táo bón, làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm trong cơ thể.
Bên cạnh việc cần lưu tâm đến chế độ ăn uống, để kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần kết hợp với thói quen tập thể dục thường xuyên, duy trì trạng thái tinh thần tích cực, lạc quan. Thêm nữa, bạn cũng nên tìm hiểu về các thảo dược thiên nhiên giúp cho đường huyết ổn định, kể cả lúc đói hay sau ăn. Một số gợi ý cho bạn về những loại thảo dược tiêu biểu trong việc hạ và kiểm soát đường huyết có thể kể tới lá xoài, lá neem, quế chi, hoàng bá, mướp đắng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ðiểm mới trong chế độ ăn của người đái tháo đường