Bệnh thường xảy ra đột ngột khi nhiễm lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa đột ngột... Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ như: Môi trường bụi bẩn, ẩm thấp, bụi khói công nghiệp, khói thuốc lá,... gây viêm họng cấp.
Viêm họng cấp có biểu hiện đột ngột, nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác có sẵn trong họng) hay virus cúm, sởi... và thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidan.
Bệnh viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu được điều trị đúng hướng bệnh sẽ lui dần, nếu không được điều trị có thể kéo dài 7-10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, viêm amidan, VA quá phát ở trẻ nhỏ và nhiễm khuẩn huyết...
Khi bị viêm họng cần đi khám ngay tại cơ sở y tế kịp thời, để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ đầu, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng và không được lạm dụng thuốc tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Để phòng bệnh viêm họng cấp cần giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm trong phòng tắm kín gió, lau khô người sau khi tắm. Trời lạnh giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Hằng ngày cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên bằng cách chải răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy sẽ ngăn ngừa được viêm họng cấp cũng như phòng bệnh răng miệng.
Khi bị viêm họng cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng nhất là ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết lạnh và mưa, hoặc khi thay đổi thời tiết một cách đột ngột khiến cơ thể dễ nhiễm virus hay vi khuẩn. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, gây phiền toái cho các sinh hoạt thường ngày.
Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, ho, đau họng, viêm họng... nhưng cũng có một số trường hợp sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính…
Để phòng bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng. Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng… Ngoài ra cần ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Mùa lạnh, thời tiết ẩm thấp, chuyển mùa,… là yếu tố khiến bệnh viêm xoang dễ tái phát. Nguyên nhân gây viêm xoang là nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi khiến cho niêm mạc mũi vốn đã mỏng dễ bị tổn thương gây viêm, đau mũi. Tình trạng tiếp xúc nhiều, lâu sẽ có thể dẫn đến bệnh viêm xoang và các bệnh về xoang tái phát.
Khi mắc viêm xoang người bệnh có các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đục, vàng khi đang ở tình trạng viêm cấp, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa mắt, chảy nước mắt... Các biểu hiện không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây cản trở trong sinh hoạt.
Để phòng bệnh viêm xoang tái phát cần thực hiện giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh, nhất là các vùng cổ, ngực và mũi ... Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường như khói bụi, vi khuẩn, không khí lạnh... bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
Cần vệ sinh răng miệng, hệ hô hấp là một việc cần thiết, quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn và tránh các tác nhân gây bệnh. Vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ, cần đánh răng và súc miệng bằng nước muối để đảm bảo khoang miệng và họng luôn sạch sẽ. Vệ sinh mũi, họng thường xuyên với dung dịch nước muối sinh lý.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể cũng như niêm mạc mũi xoang bằng các thuốc tăng cường miễn dịch... Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị ngay, tránh trường hợp để bệnh chuyển biến thành viêm mũi xoang.
Nguyên nhân gây viêm xoang tái phát là nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Hen suyễn là bệnh mạn tính đường thở và sẽ kiểm soát tốt khi được điều trị dự phòng hen tốt. Một trong những yếu tố khởi phát đợt cấp là sự thay đổi của thời tiết, khi chuyển mùa nhất là thời tiết lạnh. Đây là yếu tố khởi phát đợt cấp của hen. Do đó có thể lý giải vì sao bạn khó thở hơn khi giao mùa.
Để phòng bệnh, trước hết phải tuân thủ điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Phải loại bỏ yếu tố nguy cơ có thể gây khởi phát hen ở trong nhà như nhà cửa phải sạch sẽ vì bụi bặm có thể gây khởi phát hen, rèm cửa phải giặt thường xuyên, không nên trải thảm trong nhà, không nên dùng vật dụng có thể dễ bám bụi, không nuôi chó mèo, không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi khác... Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt chuyển sang mùa lạnh, cần giữ ấm cơ thể, không ăn uống đồ lạnh; đồng thời khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, không được tiếp xúc với những người có các dấu hiệu ho, sốt...
Cần lưu ý việc điều trị dự phòng đúng cách, tiêm vaccine phòng cúm hàng năm để tránh trường hợp bị nhiễm cúm vì khi mùa lạnh đến cũng là dịp khởi phát bệnh hen. Khi triệu chứng đã xảy ra, cần xử trí theo đúng chỉ định của bác sĩ nếu không cải thiện được triệu chứng thì cần gọi cho bác sĩ điều trị hoặc khám lại để được hướng dẫn cụ thể.
Tóm lại: Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Chính vì thế ngay cả những người khỏe mạnh cũng không được chủ quan với sức khỏe của mình. Cần biết cách bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống ưu tiên các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 9 lưu ý giúp đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.