Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Có thể phòng và điều trị ổn định

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở từ từ và không hồi phục.

Quá trình này liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các chất khói, khí, các hạt độc hại...

COPD là một bệnh phổi mạn tính thường gặp. Tổn thương trong COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi. Tuy nhiên ở những giai đoạn nặng, bệnh không chỉ gây tổn thương ở phổi mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, cơ, xương, rối loạn chuyển hóa, tâm thần...  vậy bệnh có biểu hiện mang tính chất toàn thân.

Bản chất của COPD là tình trạng viêm mạn tính gây tắc nghẽn phế quản và phá hủy các thành, vách phế nang là túi chứa khí của phổi làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, ứ đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim mạch, giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh khó thở, không đi lại được, chủ yếu sống trong nhà, giao tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài có thể gây chứng trầm cảm...

Các triệu chứng lâm sàng

Ở giai đoạn sớm, những triệu chứng thường làm các bác sĩ hướng tới COPD là ho, khạc đờm kéo dài. Nguy cơ có COPD càng lớn nếu các triệu chứng này xuất hiện trên những người hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói thuốc thụ động, tiếp xúc khói, bụi công nghiệp, khói bếp củi, bếp than...

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-co-the-phong-va-dieu-tri-on-dinh-1

Đo chức năng hô hấp cho người bệnh COPD.

Bệnh nhân thường chủ quan với chính những triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính và coi những triệu chứng này là bình thường ở người hút thuốc hoặc tiếp xúc khói, bụi. Do vậy bệnh không được phát hiện kịp thời, nên tiếp tục tiến triển nặng dần lên. Nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi đã xuất hiện khó thở, thường lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn. Ban đầu, khó thở thường chỉ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn và đến giai đoạn cuối cùng của bệnh, khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi tại giường.

Nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán

Có hai loại yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân gây COPD:

Các yếu tố nội tại: Các thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin (rất ít gặp, ở những người này bệnh xuất hiện sớm trước tuổi 40 và nặng lên nhanh chóng).

Các yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm môi trường là những yếu tố gây bệnh chính.

Thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh trong hơn 90% các trường hợp COPD. Khoảng 20 – 30% số người sử dụng từ trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD.

COPD do tiếp xúc bụi nghề nghiệp gặp ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân làm việc tại các xưởng đúc, xưởng luyện kim, công nhân xây dựng, thợ dệt, nông dân... là những người phơi nhiễm thường xuyên với các yếu tố kích thích phế quản, họ có nguy cơ cao bị mắc COPD.

Yếu tố khác như ô nhiễm đô thị và ô nhiễm trong nhà (khói bếp củi, bếp than) là những yếu tố được đề cập đến nhiều như là nguyên nhân gây bệnh.

COPD được chẩn đoán dựa chủ yếu trên sự xuất hiện các triệu chứng mạn tính như ho, khạc đờm, khó thở ở những người hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi. Chẩn đoán được khẳng định nếu thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn khi đo chức năng hô hấp.

Có điều trị khỏi COPD?

Cho đến nay, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, với việc thực hiện nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ như: Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc; dùng thuốc giãn phế quản phù hợp, đầy đủ; tiêm vắc xin phòng cúm và phòng phế cầu; có kiến thức đầy đủ về COPD (hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ, hoặc nhập viện cấp cứu)... Khi đó bệnh có thể được kiểm soát và làm giảm số đợt cấp cần nhập viện.

Các thuốc giãn phế quản (thuốc cường beta2, thuốc kháng cholinergic, theophylline) là thuốc điều trị chủ yếu đối với COPD. Các thuốc này có thể ở dạng đơn lẻ hoặc phối hợp và cần được sử dụng phù hợp với giai đoạn bệnh. Thuốc dạng phun, hít được ưu tiên dùng hơn thuốc dạng uống. Để sử dụng tốt các thuốc dạng phun, hít, xịt hoặc khí dung, bệnh nhân và người nhà cần được tập huấn kỹ trước khi dùng và được kiểm tra cách dùng ở mỗi lần đến khám lại.

Cần lưu ý, khi đã được chẩn đoán mắc COPD thì phải dùng thuốc giãn phế quản suốt đời, ngay cả khi không có cảm giác khó thở hoặc không thấy ho.

Cần phát hiện và điều trị tốt các bệnh lý đi kèm. Thận trọng khi sử dụng một số thuốc điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc glaucome (các thuốc nhỏ mắt) như thuốc ức chế bêta giao cảm không chọn lọc... Các thuốc này có thể làm co thắt cơ trơn của đường thở và làm khó thở nặng hơn. Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin giúp hạ huyết áp, nhưng đồng thời cũng có thể gây ho, do vậy gây khó khăn khi theo dõi, đánh giá mức độ nặng cũng như cải thiện với điều trị.

Khi COPD ở giai đoạn trung bình tới nặng hoặc đang tiến triển, cần tránh tuyệt đối việc dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Các thuốc này giúp ngủ, an thần, nhưng đồng thời nó cũng ức chế hoạt động của trung tâm hô hấp, giảm phản xạ ho do vậy làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, đôi khi gây ngừng thở hoàn toàn.

Tiêm vắc - xin phòng cúm hàng năm, phòng phế cầu cứ 3 đến 5 năm một lần để tránh nhiễm khuẩn.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng hô hấp giúp giải phóng sự tắc nghẽn phế quản bởi dịch tiết khi có các đợt cấp, mặt khác cũng là điều trị phục hồi chức năng phổi.

Ngừng hút thuốc là một biện pháp điều trị quan trọng nhất trong điều trị COPD.

Trong tương lai, có thể điều trị bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ hoặc từ tủy xương. Hiện phương pháp này đang được tiến hành nghiên cứu và áp dụng tại một số nước trên thế giới mở ra hướng điều trị và triển vọng mới cho bệnh nhân COPD. 

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-co-the-phong-va-dieu-tri-on-dinh-2

Tổn thương phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Và phòng bệnh như  thế nào?

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp củi bếp than, khói bụi công nghiệp; nơi ở phải thoáng mát, tránh ẩm thấp; dự phòng và điều trị tốt nhiễm trùng đường hô hấp; thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. Khi đã được phát hiện bệnh cần được khám và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ đã được đào tạo về chẩn đoán và điều trị COPD.

Năm nay, chương trình phòng chống COPD toàn cầu – GOLD chọn ngày 21/11/2018 là Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu với khẩu hiệu: “Không khi nào quá sớm, không bao giờ quá muộn” để nhắc mọi người cần quan tâm đến việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị căn bệnh hô hấp thường gặp này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COPD và độ ẩm

GS.TS. Ngô Quý Châu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm