Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để tăng lượng hemoglobin?

Hemoglobin là một loại protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến toàn bộ cơ thể. Hemoglobin còn giúp vận chuyển khí CO2 ra khỏi các tế bào và quay về phổi để thải ra ngoài.

Thiếu hemoglobin là khi số lượng hemoglobin dưới 13.5g/dL ở nam giới hoặc dưới 12g/dL ở nữ giới.

Rất nhiều yếu tố có thể gây thiếu hemoglobin, bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Mang thai
  • Các vấn đề gan
  • Viêm đường tiết niệu

Ngoài ra, một số người có số lượng hemoglobin thấp bẩm sinh mà không rõ nguyên nhân. Một số người khác có số lượng hemoglobin thấp, nhưng không biểu hiện triệu chứng.

Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và folate

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Một loại protein gọi là transferrin sẽ gắn với sắt và giúp vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Từ đó giúp cơ thể tạo ra hồng cầu có chứa hemoglobin.

Bước đầu tiên trong việc làm tăng lượng hemoglobin trong cơ thể là bổ sung nhiều sắt hơn. Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm:

  • Gan và nội tạng động vật
  • Động vật có vỏ cứng
  • Thịt bò
  • Bông cải xanh
  • Cải xoăn
  • Đậu xanh
  • Rau chân vịt
  • Cải bắp
  • Các loại đậu
  • Đậu phụ
  • Khoai tây nướng
  • Ngũ cốc và bánh mỳ bổ sung sắt

Folate là một loại vitamin B cơ thể sử dụng để sản xuất heme, phần tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin. Nếu không đủ folate, tế bào hồng cầu sẽ không thể trưởng thành được, từ đó dẫn đến thiếu máu do thiếu folate và thiếu hemoglobin.

Bạn có thể bổ sung folate vào chế độ ăn bằng việc ăn nhiều:

  • Thịt bò
  • Rau chân vịt
  • Đậu đen
  • Trái bơ
  • Rau diếp
  • Gạo
  • Đậu thận
  • Lạc
  • Uống bổ sung sắt

Nếu bạn cần tăng lượng hemoglobin lên nhiều, bạn sẽ cần phải bổ sung sắt. Tuy nhiên, quá nhiều sắt có thể dẫn đến tình trạng tan máu bẩm sinh. Tình trạng này có thể dẫn đến xơ gan và các phản ứng phụ khác, ví dụ như táo bón, buồn nôn và nôn mửa.

Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt về hàm lượng sắt trong cơ thể khoảng 1 tuần- 1 tháng sau khi bổ sung sắt, phụ thuộc vào từng tình trạng gây giảm hemoglobin.

Tối đa hoá khả năng hấp thu sắt

Cho dù bạn tăng lượng sắt bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm hay thực phẩm chức năng, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng cơ thể có thể hấp thu được tối đa lượng sắt bạn nạp vào. Một số yếu tố có thể làm tăng hơạc giảm lượng sắt mà cơ thể có thể hấp thu.

Các yếu tố làm tăng hấp thu sắt

Khi bạn ăn thực phẩm giàu sắt hoặc uống bổ sung sắt, hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C hoặc uống bổ sung vitamin C cùng một lúc. Vitamin C có thể giúp tăng cường lượng sắt mà cơ thể hấp thu. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây họ cam quýt
  • Dâu
  • Rau có lá màu xanh

 Vitamin A và beta carotene cũng giúp cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các nguồn thực phẩm từ động vật, ví dụ như cá và gan. Beta carotene thường được tìm thấy trong các loại rau và trái cây có màu vàng, đỏ và cam, ví dụ như:

  • Cà rốt
  • Bí ngòi
  • Khoai lang
  • Xoài

Bạn cũng có thể uống bổ sung vitamin A, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không uống quá liều vitamin A.

Các yếu tố làm giảm hấp thu sắt

Canxi, từ cả thực phẩm và thực phẩm chức năng có thể khiến cơ thể khó hấp thu sắt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không loại bỏ hoàn toàn canxi ra khỏi chế độ ăn vì canxi là một khoáng chất quan trọng. Chỉ cần tránh bổ sung canxi và các loại thực phẩm giàu canxi trước hoặc sau khi uống bổ sung sắt.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm:

  • Các chế phẩm từ sữa
  • Đậu nành
  • Các loại hạt
  • Quả sung

Acid phytic cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt là nếu bạn không ăn thịt. Tuy nhiên, acid phytic chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt trong từng bữa, chứ không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sát trong cả ngày. Nếu bạn không ăn thịt, hãy cố gắng tránh ăn các thực phẩm giàu acid phytic với các thực phẩm giàu sắt. Các thực phẩm giàu acid phytic bao gồm:

  • Óc chó
  • Hạt mè

Bạn cũng nên nhớ rằng, cũng như canxi, acid phytic là một chất dinh dưỡng cần thiết và không nên được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ

Một số trường hợp hạ hemoglobin không thể điều trị được thông qua chế độ ăn và ăn bổ sung. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào sau đây để làm tăng lượng hemoglobin:

  • Da và lợi tái nhợt
  • Mệt mỏi và yếu cơ
  • Nhịp tim nhanh hoặc tim đập bất thwòng
  • Thường xuyên đau đầu
  • Thường xuyên bị bầm tìm hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu và những điều bạn cần biết

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm