Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính là một rối loạn tự miễn mà cơ thể không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu do cơ thể không hấp thu đủ vitamin B12.

Thiếu máu ác tính còn đôi khi được gọi là thiếu máu do thiếu vitamin B12. Loại thiếu máu này được gọi là “ác tính” vì được coi là một tình trạng bệnh có thể gây chết người nếu không được điều trị kịp thời. Ngày nay, căn bệnh này được điều trị tương đối dễ dàng bằng việc tiêm vitamin B12 hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12.

Tuy nhiên, thiếu vitamin B12 không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Những biến chứng này bao gồm:

  • Tổn thương não
  • Tổn thương thần kinh
  • Các vấn đề về tim mạch
  • Thiếu máu mãn tính
  • Ung thư dạ dày

Triệu chứng của thiếu máu ác tính?

Quá trình tiến triển của thiếu máu ác tính thường rất chậm, do vậy, việc nhận ra các triệu chứng là rất khó khăn. Bạn chỉ đơn giản là cảm thấy mình không được khỏe. Các triệu chứng thường bị bỏ qua bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Sụt cân

Trong những trường hợp thiếu máu ác tính hiếm gặp, bạn có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng về thần kinh, bao gồm:

  • Tư thế không ổn định, hay mất thăng bằng
  • Co cứng các cơ
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên, khiến bạn cảm thấy tê bì ở tay và chân
  • Các tổn thương tiến triển ở cột sống
  • Mất trí nhớ

Nguyên nhân của thiếu máu ác tính

Thiếu máu là tình trạng tế bào hồng cầu trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Trong những trường hợp thiếu máu ác tính, cơ thể sẽ cần được cung cấp vitamin B12 và một loại protein được gọi là các yếu tố nội tại (intrinsic factor – IF) để có thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Vitamin B12 có nhiều trong:
  • Thịt
  • Thịt gia cầm
  • Động vật có vỏ cứng
  • Trứng
  • Các sản phẩm làm từ sữa
  • Đậu nành được bổ sung vitamin B12, các loại hạt và sữa gạo
  • Thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng
IF là protein được sản xuất ra từ các tế bào bên trong dạ dày. Sau khi tiêu thụ vitamin B12, nó sẽ di chuyển xuống dạ dày và được gắn với IF. Sau đó, vitamin B12 và IF sẽ được hấp thu ở đoạn cuối của ruột non.

Trong đa số trường hợp thiếu máu ác tính, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất ra IF ở dạ dày. Nếu những tế bào này bị phá hủy, cơ thể sẽ không thể tạo ra IF và do đó, không thể hấp thu vitamin B12 được.

Không đủ vitamin B12, cơ thể sẽ sản xuất là các tế bào hồng cầu lớn một cách bất thường (hồng cầu khổng lồ). Vì kích thước lớn như vậy, nên các tế bào hồng cầu bất thường này không thể rời khỏi tủy xương – nơi sinh ra của các tế bào hồng cầu và đi vào dòng máu được. Hậu quả của việc này là giảm lượng oxy trong các tế bào hồng cầu và trong dòng máu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Thiếu máu ác tính còn được gọi là một loại thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Tuy nhiên, thiếu máu ác tính không phải là dạng duy nhất của thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Các nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc và kháng sinh trong thời gian dài, ví dụ như methotrexate và azathioprine.
  • Bệnh phổi tác nghẽn mãn tính
  • Nghiện rượu mãn tính
  • Thiếu folate (vitamin B9) do ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc do các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ folate.

Các nguyên nhân khác của việc thiếu vitamin B12, như ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường bị nhầm lần với bệnh thiếu máu ác tính. Thiếu máu ác tính hoàn toàn là một rối loạn tự miễn do thiếu yếu tố nội tại IF. Thiếu máu ác tính cũng là bệnh có thể mắc phải ở những trẻ em được sinh ra với các dị tật di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản sinh ra IF của cơ thể.

Điều trị thiếu máu ác tính

Điều trị thiếu máu ác tính gồm 2 phần. Bác sỹ sẽ điều trị tình trạng thiếu vitamin B12 và kiểm tra xem bạn có bị thiếu sắt không. Bạn sẽ được theo dõi trong một thời gian dài để xem liệu có xuất hiện các hậu quả lâu dài của bệnh không.

Điều trị sẽ bắt đầu bằng việc:

  • Tiêm vitamin B12 tăng dần theo thời gian
  • Thử máu để đo lượng vitamin B12 và sắt trong huyết thanh
  • Xét nghiệm máu để kiểm soát phương pháp điều trị thay thế.

Các triệu chứng của tổn thương lâu dài bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Khó nuốt
  • Sụt cân
  • Thiếu sắt

Triển vọng

Bác sỹ rất có thể sẽ theo dõi bạn trong một thời gian dài. Việc theo dõi sẽ tập trung vào phát hiện các hậu quả bất thường (nếu có) của thiếu máu ác tính. Biến chứng nghiêm trọng nhất của thiếu máu ác tính là ung thư dạ dày. Bác sỹ có thể phát hiện được tình trạng ung thư bằng việc thường xuyên thăm khám và làm sinh thiết.

Trao đổi với bác sỹ nếu bạn nghĩ rằng mình có các triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm là vô cùng quan trọng để dự phòng bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm phòng chống thiếu máu

Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm