Các liệu pháp thảo mộc cho bệnh COPD & viêm phổi mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan đến một số rối loạn ở phổi gây ra tổn thương vĩnh viễn cho hệ hô hấp. Hai chứng rối loạn thường gặp nhất trong COPD là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Các liệu pháp thảo dược có thể giúp làm giảm các triệu chứng khác nhau mà người bệnh gặp phải với hai tình trạng này, ví dụ như thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rthảo mộc có thể gây ra các phản ứng phụ.
Tinh dầu dầu Monoterpenes
Tinh dầu dầu Monoterpenes là một hỗn hợp của các loại thảo mộc được sử dụng trong hương liệu để điều trị viêm phế quản. Sự kết hợp này bao gồm chiết xuất từ bạch đàn, chiết dầu cam quýt và có thể giúp ích cho những người bị viêm phế quản cấp và mạn tính. Nó cho thấy khả năng giảm ho trong nhiều trường hợp - nó có vẻ hiệu quả như kháng sinh trong một số nghiên cứu. Điều trị bằng thảo dược này có thể gây ra phản ứng phụ, và những người bị hen nên tránh sử dụng nó. Tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu bằng hương liệu có kinh nghiệm trong điều trị COPD và viêm phế quản mạn tính trước khi sử dụng các loại tinh dầu.
Mullein
Mullein là một loại thảo mộc thông dụng thường được sử dụng để điều trị ho và viêm phế quản và có thể làm giảm các triệu chứng khác liên quan đến COPD. Mullein được sử dụng như một chất chiết xuất hoặc dạng bột bổ sung và thường được bao gồm trong thuốc bổ thảo dược để điều trị ho. Tác dụng chính của nó trên đường hô hấp là như là chất làm long đờm - giúp làm sạch phổi tắc nghẽn và chất nhầy. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về loại thảo dược này để đảm bảo đây là cách điều trị đúng đắn cho tình trạng của bạn.
Thì là
Một loại thảo dược thuộc hương cam thảo, thì là được sử dụng rộng dãi trong nền y học cổ truyền Ấn Độ để giảm ho do tình trạng viêm phế quản cấp và mạn tính cũng như các điều kiện khác ảnh hưởng đến phổi. Thì là đặc biệt hữu ích để giảm bớt sự ho khi cho vào xi-rô hoặc trà.
Saiboku-to
Saiboku-to là một loại thảo mộc sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản để điều trị viêm phế quản và hen. Theo nghiên cứu, bệnh nhân dùng Saiboku-to có thể giảm liều coticosteroid cần thiết để kiểm soát hen suyễn. Saiboku-to thường pha trộn với một loại thuốc bổ thảo dược với nhân sâm, rễ cam thảo và các loại thảo mộc khác để kiểm soát ho.
Lời khuyên
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một tình trạng nghiêm trọng, và bạn không nên tự điều trị. Tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị bệnh phổi bằng thuốc thảo dược cho các khuyến cáo về việc trộn thảo dược nào là tốt nhất cho vấn đề của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hai tuýp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.