Nhiễm virus gây cảm lạnh hoặc cúm thông thường có thể gây nên phiền toái, thậm chí là đe dọa đến sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cảm cúm thông thường là lý do chính khiến trẻ em nghỉ học và người lớn nghỉ làm. Mặc dù hầu hết các trường hợp cảm lạnh và cúm thông thường có xu hướng tự khỏi, nhưng hàng năm, ước tính cúm gây tử vong cho khoảng 290.000 đến 650.000 người trên toàn thế giới.
Cảm lạnh thông thường có khác gì so với cúm?
Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt giữa cảm lạnh thông thường và cúm. Cảm lạnh thông thường thường biểu hiện bằng ba triệu chứng: đau họng, nghẹt mũi, ho và hắt hơi. Có hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh thông thường, nhưng virus Corona và Rhovirus cho đến nay phổ biến nhất.
Có 4 loại Coronavirus ở người, chiếm từ 10% đến 30% nguyên nhân gây cảm lạnh ở người lớn. Đây là những loại virus cùng họ với SARS-CoV-2, gây ra COVID-19. Tuy nhiên, nó chủ yếu chỉ gây bệnh nhẹ. Có một điều thú vị là khoảng 1/4 số người bị nhiễm virus cảm lạnh thông thường không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.
Cúm phát triển do virus cúm, trong đó có ba loại khác nhau: cúm A, cúm B và cúm C.
Cảm lạnh và cúm thông thường có nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng nhiễm cúm có xu hướng biểu hiện bằng nhiệt độ cơ thể cao, đau nhức cơ thể và đổ mồ hôi lạnh hoặc rùng mình. Đây có thể là một cách tốt để phân biệt cảm lạnh thông thường và cúm. Cũng như cảm lạnh thông thường, một số lượng đáng kể những người bị nhiễm cúm không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Cúm và cảm lạnh thường xuất hiện theo mùa
Cúm có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng hầu hết các ca bệnh đều diễn ra theo mùa và tương đối dễ đoán. Mùa cúm thường bắt đầu vào khoảng tháng 10, và đạt đỉnh điểm vào mùa đông. Tuy nhiên, trong một số năm, dịch cúm có thể bùng phát và kéo dài đến tháng 5. Các khu vực ôn đới đều có mùa cúm trong khoảng thời gian này, với nhiệt độ lạnh và độ ẩm thấp là những yếu tố chính. Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra đối với các khu vực nhiệt đới. Ở những vùng nhiệt đới, dịch có thể bùng phát dịch trong những tháng mưa, ẩm ướt hoặc thậm chí là quanh năm.
Đọc thêm bài viết: Củ tỏi – Vũ khí chống lại cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả
Không khí lạnh ảnh hưởng đến “tuyến phòng thủ đầu tiên” của chúng ta
Các loại virus cảm lạnh và cúm thông thường cố gắng xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua mũi. Tuy nhiên, niêm mạc mũi của chúng ta có cơ chế bảo vệ rất tinh vi để chống lại những “kẻ xâm nhập” này.
Mũi của chúng ta liên tục tiết ra chất nhầy. Virus bị mắc kẹt trong nước mũi, được di chuyển bởi những sợi lông nhỏ gọi là lông mao dọc theo đường mũi của chúng ta. Chúng ta nuốt chúng vào, và axit trong dạ dày của chúng ta sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn.
Tuy nhiên, không khí lạnh làm mát đường mũi và làm chậm quá trình đào thải chất nhầy.
Khi virus đã xâm nhập vào cơ chế bảo vệ này, hệ thống miễn dịch sẽ kiểm soát việc chống lại “kẻ xâm nhập”. Thực bào, là những tế bào miễn dịch chuyên biệt, nuốt và tiêu hóa virus. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên quan giữa không khí lạnh với sự suy giảm hoạt động thực bào.
Rhinovirus thực sự “thích” nhiệt độ lạnh hơn, khiến chúng ta khó có thể chống lại cảm lạnh thông thường một khi nhiệt độ giảm mạnh.
Vitamin D có liên quan gì?
Trong mùa đông, mức độ bức xạ tia cực tím thấp hơn nhiều so với mùa hè. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vitamin D mà cơ thể chúng ta có thể tạo ra. Nhiều bằng chứng trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng vitamin D có liên quan đến việc tạo ra một phân tử kháng khuẩn hạn chế virus cúm có thể nhân lên.
Do đó, một số người tin rằng bổ sung vitamin D trong những tháng mùa đông có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy học sinh uống vitamin D3 hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh cúm A thấp hơn. Một đánh giá có hệ thống đã kết luận rằng vitamin D giúp bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nào và sự khác biệt giữa các nghiên cứu khiến các nhà khoa học khó đưa ra kết luận chắc chắn.
Cách phòng ngừa virus và điều trị triệu chứng
Khả năng một người bị cảm lạnh trong mùa đông này là rất cao. Trên thực tế, người lớn bị cảm lạnh từ hai đến ba lần mỗi năm. Cách tốt nhất để mọi người tự bảo vệ mình là:
Nếu bị cảm lạnh, bạn nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Những quy tắc này cũng áp dụng cho bệnh cúm. Tuy nhiên, tiêm phòng cúm hàng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ và không nên tự điều trị tại nhà nếu gặp phải tình trạng dưới đây sau khi nhiễm cúm và cảm lạnh:
Tăng cường hệ miễn dịch là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và gia đình khỏi các nguy cơ sức khỏe, trong đó có cảm cúm, cảm lạnh. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là chìa khóa giúp bạn nâng cao sức đề kháng. Đăng ký khám tư vấn dinh dưỡng cho cả nhà cùng các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu bạn đang bị cảm cúm hay dị ứng?
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?