Đêm dài ngày ngắn cộng với nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nhưng tại sao mùa đông lại ảnh hưởng đến nguồn năng lượng dồi dào của cơ thể?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mệt mỏi theo mùa, đặc biệt là mùa lạnh nhất trong năm.
(Ảnh: Getty Images)
Rối loạn cảm xúc
Triệu chứng của rối loạn cảm xúc xuất phát từ tâm lý hoặc thể chất biến đổi. Một khảo sát cho biết rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Họ thường có dấu hiệu buồn bã, cảm thấy vô vọng, thậm chí thay đổi khẩu vị, gặp vấn đề về giấc ngủ.
Hormone
Não chịu trách nhiệm sản xuất ra melatonin để phản ứng với bóng tối. Tức là khi bạn tiếp xúc với ánh sáng, hormone này sẽ ngừng sản xuất, giúp cơ thể trở nên tỉnh táo hơn.
(Ảnh: Getty Images)
Thật không may, mùa đông lại có số giờ nắng ít và đêm đến sớm hơn bình thường. Vậy nên bạn thường cảm giác buồn ngủ và không muốn tỉnh giấc vào mùa đông.
Vitamin D
Khi thời tiết trở lạnh, mọi người thường ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này khiến bạn thiếu hụt vitamin D từ ánh nắng tự nhiên, gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi liên tục. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng suy giảm đáng kể.
Gián đoạn nhịp sinh học
Đồng hồ sinh học rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Vì vậy, nó thường bị rối loạn vào những ngày đông lạnh giá. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên đảm bảo phòng ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh để đảm bảo một giấc ngủ ngon.
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn uống điều độ có thể giúp ổn định nhịp sinh học. Điều này làm tăng độ tỉnh táo và năng lượng dồi dào cho cơ thể. Hơn thế nữa, nó tạo ra một khởi đầu suôn sẻ, tuyệt vời cho một ngày mới.
Không tập thể dục thường xuyên
(Ảnh: Getty Images)
Theo một nghiên cứu năm 2019, gần một nửa số dân số Mỹ trì hoãn việc tập thể dục trong những tháng mùa đông, viện lý do thời tiết xấu để ở trong nhà. Đồng nghĩa với việc họ đã bỏ lỡ ánh sáng ban ngày có lợi cho sức khỏe.
Chúng ta cần ngủ thêm trong mùa đông không?
Các tổ chức lớn như Sleep Foundation và AASM đều khuyên rằng người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Những chỉ dẫn này không thay đổi theo mùa. Do đó, con người không cần ngủ nhiều hơn trong những tháng ngày lạnh giá.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn nên uống đủ nước trong mùa Đông?
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?