Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau uống rượu, bia bao lâu bạn có thể lái xe an toàn?

Liệu bạn có thể lái xe sau bao lâu từ khi uống rượu, bia? Tìm hiểu ngay trong bài viết với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Thời gian rượu, bia lưu lại trong cơ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như đặc điểm cá nhân, mức độ và tốc độ uống của mỗi người. Một số xét nghiệm có thể phát hiện rượu, bia trong cơ thể tới 24 giờ sau khi uống.

Đôi khi, bạn cảm thấy mình đã đủ tỉnh táo để lái xe sau khi sử dụng rượu, bia. Nhưng nếu được kiểm tra nồng độ cồn, bạn vẫn vượt quá quy định cho phép và vi phạm luật giao thông. Điều này là do bạn đã không đợi đủ lâu. Mọi người thường đánh giá sai mức độ say của họ và không nhận thức được rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và khả năng phán đoán như thế nào.

 

Sau uống rượu, bia bao lâu bạn có thể lái xe an toàn?

Nồng độ cồn trong máu (BAC) giảm xuống khoảng 0,015% mỗi giờ. Điều này đúng với hầu hết mọi người, bất kể cân nặng, chiều cao, tuổi tác hay những yếu tố khác. Nếu bạn uống rượu, đó là tốc độ mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa chất cồn và loại bỏ nó ra khỏi các cơ quan. Vậy rốt cuộc bạn cần chờ bao lâu sau khi uống rượu để có thể lái xe an toàn? Điều này phụ thuộc vào mức độ uống và tốc độ uống của bạn.

Đọc thêm bài viết: Không uống rượu, bia vẫn có thể dính phạt nồng độ cồn vì loại đồ uống, thực phẩm này

 

Mất bao lâu để rượu chuyển hóa hết?

Cơ thể bạn chuyển hóa rượu với tốc độ không đổi, khoảng một ly mỗi giờ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi phần nào dựa trên loại rượu bạn uống, sức khỏe thể chất hoặc khuynh hướng di truyền của bạn.

Nồng độ cồn trong máu (BAC) đề cập đến lượng cồn trong máu so với lượng nước trong máu.

 

Rượu được chuyển hóa như thế nào?

Khi bạn uống rượu, nó sẽ nhanh chóng được hấp thụ trong dạ dày và ruột non. Từ đó đi vào máu của bạn để đi đến gan. Gan giải phóng các enzym để phân hủy rượu. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu nhất định tại một thời điểm, phần dư thừa sẽ lưu thông khắp cơ thể. 

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu và tốc độ cơ thể bạn đào thải, bao gồm:

  • Giới tính: Nữ giới có xu hướng có nồng độ cồn trong máu  cao hơn và loại bỏ rượu nhanh hơn nam giới
  • Tuổi: Thanh thiếu niên, thanh niên và người lớn tuổi đào thải chậm hơn
  • Thức ăn: Tốc độ trao đổi chất tăng theo thức ăn
  • Thời gian trong ngày: Rượu chuyển hóa nhanh hơn vào cuối ngày
  • Tập thể dục: Rượu được loại bỏ nhanh hơn một chút trong khi tập thể dục
  • Nghiện rượu: Uống nhiều rượu làm tăng tỷ lệ đào thải rượu, nhưng bệnh gan tiến triển làm giảm tỷ lệ này

Mặc dù có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng tỷ lệ trao đổi chất trung bình để loại bỏ rượu là khoảng một ly mỗi giờ.

 

Xét nghiệm nước tiểu và hơi thở

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện rượu rất lâu sau khi bạn uống lần cuối bằng cách kiểm tra dấu vết của chất chuyển hóa rượu. Xét nghiệm nước tiểu trung bình có thể phát hiện rượu trong vòng 12 giờ sau khi uống. Tuy nhiên, thử nghiệm tiên tiến hơn có thể đo nồng độ cồn trong nước tiểu 24 giờ sau khi uống.

Đọc thêm bài viết: 5 lời khuyên khi uống rượu ngày Tết

Kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở có thể phát hiện nồng độ cồn trong khoảng thời gian ngắn hơn, khoảng 4-6 giờ. Một máy nhỏ gọi là máy phân tích hơi thở sẽ được sử dụng để đo nồng độ cồn của bạn. Bất kỳ con số nào trên 0,02% đều không an toàn vì bạn bị mất khả năng phán đoán và suy giảm chức năng thị giác.

Tóm lại, tốc độ mà rượu có thể tồn tại trong cơ thể bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điểm mấu chốt là hãy sử dụng rượu ở mức an toàn và điều độ. 

Ngoài ra, hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác khi bạn không uống rượu tại nhà, chẳng hạn như đi xe ôm/taxi/nhờ người thân đưa về. Ngay cả khi nồng độ cồn của bạn ở dưới mức giới hạn cho phép (0,02%), thì việc lái xe với bất kỳ lượng rượu bia nào cũng không bao giờ là an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo uống bia, rượu không say

 

Hoàng Hà Linh - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 24/05/2025

    Nhận biết các triệu chứng HIV ở phụ nữ

    Các triệu chứng của HIV chủ yếu giống nhau ở cả hai giới . Nhưng có thể có một số khác biệt, đặc biệt là nếu tình trạng này không được điều trị. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới có thể gặp vấn đề về cương cứng, mất ham muốn tình dục và bị viêm trực tràng.

  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

Xem thêm