Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngộ độc rượu chứa cồn methanol nguy hiểm thế nào?

Ngộ độc rượu chứa cồn methanol có nguy cơ bị suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc và toan hoá máu, mù loà, hôn mê, tổn thương não rồi thiệt mạng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản chất methanol là cồn công nghiệp có độc tính thấp.

Khi vào cơ thể, methanol sẽ được chuyển hoá thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic axit nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Do cơ chế độc tính của methanol tác động lên hệ thần kinh là chủ yếu nên người uống sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, giống như say rượu.

Ngoài ra tác động đến thần kinh, uống rượu có methanol có nguy cơ bị suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc và toan hoá máu. Thậm chí, có những trường hợp gặp biến chứng nặng dẫn đến mù loà, hôn mê rồi thiệt mạng.

Ngộ độc rượu chứa cồn methanol nguy hiểm thế nào? - 1

Uống rượu pha cồn methanol nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng. (Ảnh minh hoạ)

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thông thường, chỉ cần một lượng nhỏ methanol trong máu cũng đe dọa tổn thương thần kinh chứ chưa kể tới những trường hợp bệnh nhân ngộ độc nặng.

Khi bị ngộ độc, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, nôn, hôn. Có trường hợp đau đầu, chóng mặt, hôn mê, co giật, mờ mắt, sợ ánh sáng, giãn đồng tử và khó phân biệt màu sắc.

Những trường hợp này, nếu không được cấp cứu nhanh thì sau từ 18 đến 24h sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tổn thương não và tử vong.

Phòng tránh ngộ độc thế nào?

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: Uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…).

Ngộ độc rượu chứa cồn methanol nguy hiểm thế nào? - 2

(Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, phòng tránh nguy cơ ngộ độc rượu methanol, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

Người dân cũng không nên uống rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Đặc biệt, người dân không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Khi mua rượu cần mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, kể cả nơi bán cũng phải có đăng ký kinh doanh, việc mua bán có hóa đơn kèm mã hàng hóa nhận dạng.

Sau khi uống bất cứ loại rượu gì, nếu có những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi nhiều, co giật, lạnh toát, tím tái, thở khò khè, đau đầu hay mê man… thì mọi người cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu ổn định trước sau đó kiểm tra ngộ độc cồn công nghiệp methanol.

Đối với nhân viên y tế phải cảnh giác và kiểm tra ngộ độc methanol với tất cả các trường hợp uống loại rượu trên trong vòng 8 ngày (kể cả khi có triệu chứng lâm sàng hay không).

Nhân viên ý tế chú ý bám sát phác đồ chẩn đoán ngộ độc methanol đã có; chủ động khai thác bệnh sử về loại rượu đã uống; thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán nếu bệnh nhân có một trong các biểu hiện gợi ý như mờ mắt/nhìn mờ; nhiễm toan chuyển hóa không thể giải thích bằng các nguyên nhân khác, hoặc uống rượu và có nhiễm toan chuyển hóa; chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ sọ não có tổn thương nhân bèo hai bên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những tác hại khôn lường của rượu đối với cơ thể.

PHẠM QUÝ - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm