Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt ngộ độc rượu ethanol khác gì methanol

Với methanol, nếu uống 5-15 ml, nạn nhân sẽ bị ngộ độc nặng, 15 ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong.

heo PGS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, sản phẩm rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm ethanol.

Ngộ độc rượu xảy ra do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm. Đó có thể là rượu được sản xuất từ lên men thủ công dễ tạo ra methanol, pha chế từ cồn công nghiệp, rượu ngâm thuốc, ngâm cây rừng độc, ngâm phủ tạng động vật…

Hai dạng ngộ độc rượu phổ biến

Ngộ độc rượu ethanol gồm ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Hàm lượng rượu trong máu từ 1 đến 1,5 g/l có thể gây say, từ 4 đến 6 g/l có thể gây tử vong.

Khi nạn nhân bị ngộ độc ethanol cấp tính, biểu hiện ban đầu là nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát, bị kích động.

Giai đoạn sau có phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung. Hơi thở của bệnh nhân có mùi rượu, buồn nôn, đau bụng, nói líu, đi lảo đảo, lơ mơ, nhìn mờ, có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…

Người uống rượu kéo dài có thể bị ngộ độc mạn tính, dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da niêm mạc nhợt do thiếu máu, xơ gan, ung thư.

phan biet ngo doc ruou va con anh 1

Một bệnh nhân ngộ độc methanol do pha nhầm cồn rửa tay vào rượu.

(Ảnh: BV NDGĐ)

Ngộ độc rượu metylic (methanol) nghiêm trọng hơn rất nhiều. Methanol được dùng trong công nghiệp hóa chất, rất độc hại vì thải trừ chậm, oxy hóa thành formol và axit formic.

Methanol gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới thần kinh mắt. Khi uống 5-15 ml, nạn nhân sẽ bị ngộ độc nặng, uống 15 ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong.

Ở mức độ nhẹ, nạn nhân có cảm giác say, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu. Ở mức độ nặng, nạn nhân bị rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh như co giật, hôn mê, co cứng toàn thân; rối loạn hô hấp như thở nhanh, phù phổi cấp; rối loạn tuần hoàn như mạch nhanh, huyết áp giảm; đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.

Xử trí như thế nào?

Với người ngộ độc ethanol: Nếu say rượu, đặt bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh, có thể cho uống 10-20 giọt Amoniac hay 1-5 g Amonium acetat trong một cốc nước muối.

Trường hợp bị ngộ độc rượu ethanol, người xung quanh đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu mất ý thức, lơ mơ, có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, co giật.

Với người ngộ độc methanol: Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức cấp cứu và điều trị kịp thời. Đáng ngại, nạn nhân thường có triệu chứng nôn ói, nhức đầu, lơ mơ dần rồi hôn mê, nhập viện sau khi uống rượu từ 1 đến 2 ngày. Lý do là trong 12 giờ đầu, bệnh nhân chỉ nôn, nhức đầu, dễ nhầm với say rượu nên chủ quan.

Làm gì để phòng tránh ngộ độc rượu?

Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu.

Đồng thời, không sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm: Rượu pha chế từ cồn công nghiệp chứa methanol, rượu pha chế từ nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác.

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người tiêu dùng không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol lớn hơn 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

Người dân không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30 ml/người/ngày, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc uống thuốc điều trị bệnh.

Người dân Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Một người bình thường không nên uống quá một đơn vị rượu/ngày, tương đương với 30 ml rượu mạnh (40-43 độ),100 ml rượu vang, 330 ml bia hơi, 2/3 chai 500 ml hoặc lon bia 330 ml.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của trẻ nhỏ, gây ngộ độc cho thai nhi. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phát hiện và sơ cấp cứu khi ngộ độc rượu chứa methanol.

Linh Giao - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm