Methanol là gì?
Methanol là hợp chất hóa học dạng rượu và thường có nhiều công dụng khác nhau trong công nghiệp như làm sơn, làm dung môi… Về bản chất, methanol không độc và có tác dụng tương đồng với ethanol (rượu chúng ta hay sử dụng) đó là gây các biểu hiện say rượu. Tuy nhiên, sự chuyển hóa của methanol lại tạo ra các chất gây độc tính cao.
Sau khi uống methanol, rượu được hấp thu trong đường tiêu hóa và phần lớn sẽ được chuyển hóa qua gan, nhưng với tốc độ chậm. Khác với ethanol, methanol được chuyển hóa sinh ra acid formic, sau đó được chuyển thành dạng formate và gây nhiễm toan chuyển hóa của cơ thể, kéo theo gây độc với các tạng đặc biệt là thần kinh và thị giác. Bên cạnh đó, acid formic và formate đều có thể ức chế chuỗi hô hấp trong ty thể của các tế bào trong cơ thể. Đối với chuyển hóa tại gan, chuyển hóa methanol chậm hơn so với ethanol nhiều nên các dấu hiệu về ngộ độc xuất hiện khá muộn, và khi uống các loại rượu có pha methanol, dấu hiệu ngộ độc methanol thường xuất hiện muộn và dễ bị bỏ qua trong giai đoạn thực sự nhiễm độc do chất này về sau. Nhìn chung, các tình trạng ngộ độc methanol thường nặng, dễ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tình trạng trầm trọng của ngộ độc methanol là nhiễm toan chuyển hóa và suy đa cơ quan, trong đó có ảnh hưởng lên não và thị giác đầu tiên. Việc điều trị tình trạng này sẽ tập trung vào ngăn chặn sản sinh enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) bằng ethanol hoặc fomepizole, đệm nhiễm toan chuyển hóa bằng bicarbonate và sử dụng thẩm tách để loại bỏ methanol cũng như formate và chỉnh tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Acid fomic cũng có thể được sử dụng để tăng cường chuyển hóa của formate.
Ngộ độc methanol hay xảy ra ở đâu?
Methanol là cồn công nghiệp, và tình trạng ngộ độc methanol phổ biến nhất xảy ra khi uống các loại rượu công nghiệp có pha thêm methanol hay các sản phẩm có methanol trong đó. Ngoài ra, phơi nhiễm với methanol qua các loại hóa chất, hít phải trong môi trường công nghiệp hay chạm phải cũng có thể gây độc nhưng hạn chế hơn.
Bản thân methanol là chất lỏng không màu, có mùi hăng của rượu đặc trưng và khi được pha với rượu ethanol thì thường không thể phân biệt được. Với các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu lậu… rất dễ xảy ra tình trạng pha thêm cồn công nghiệp methanol để giảm giá thành sản phẩm.
Các biểu hiện của ngộ độc methanol
Các biểu hiện ngộ độc methanol sau phơi nhiễm dưới 8 giờ bao gồm:
Ngay ban đầu sau khi tiếp xúc methanol, có thể chưa xuất hiện triệu chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, độc tính của methanol tăng khi mức độ nhiễm toan chuyển hóa tăng lên và do đó, trầm trọng hơn khi thời gian tiếp xúc kéo dài hơn và thời gian được điều trị lâu hơn.
Về nguyên tắc, điều trị ngộ độc methanol sẽ bao gồm hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch, với mục tiêu ngăn chặn sử chuyển đổi methanol thành các chất chuyển hóa độc hại hoặc nhanh chóng loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể và điều chỉnh cân bằng trao đổi chất về bình thường. Fomepizole và ethanol là thuốc giải độc hiệu quả chống lại độc tính của methanol, và nên được sử dụng càng sớm càng tốt khi đưa vào các cơ sở y tế. Ngoài ra, các biện pháp điều trị khác bao gồm:
Nếu tình trạng ngộ độc nhẹ và được điều trị sớm, đúng cách, tình trạng ngộ độc sẽ sớm được giải quyết và hồi phục. Trong các trường hợp nặng (do thời gian cấp cứu lâu hoặc uống phải quá nhiều methanol) khi các biến chứng đã xuất hiện, tiên lượng sẽ nặng nề và có thể không qua khỏi. Bên cạnh đó, các biến chứng có thể xuất hiện và gây tổn thương kéo dài sau này như tổn thương não bộ, tổn thương dạ dày, tổn thương thận, tổn thương phổi…
Xử trí ngộ độc methanol
Sơ cứu ngộ độc methanol ban đầu bao gồm:
Tổng kết
Ngộ độc methanol là một tình trạng có thể gặp phải, đặc biệt là ngộ độc khi sử dụng các loại rượu giả, rượu kém chất lượng, rượu lậu… có pha hay có chứa methanol trong đó. Tình trạng này được coi là cấp cứu vì nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tử vong. Cách tốt nhất là nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo và sử dụng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, việc xử trí ban đầu nếu gặp phải tình trạng này cũng là rất cần thiết để cứu sống người bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại: Uống rượu bia ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?
Lạc nội mạc tử cung ở ngực là một dạng lạc nội mạc tử cung rất hiếm gặp. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung ở ngực trong bài viết dưới đây:
Bệnh vẩy nến là một tình trạng mãn tính kéo dài. Đa số mọi người sẽ trải qua các vòng xoắn không triệu chứng – triệu chứng nặng hơn, thường là do một tác nhân gây bệnh phổ biến. Khi tình trạng vẩy nến của bạn tiến triển nặng hơn, bạn sẽ cần làm một số việc để kiểm soát các triệu chứng của mình.
Rất nhiều người thắc măc nên ăn trước hay sau khi tập thể dục. Đây là tất cả những gì bạn cần biết về việc ăn uống trước hoặc sau khi tập luyện:
Cùng tìm hiều thông tin về ung thư tinh hoàn trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Bỏ túi các bước xử lý khi bị bỏng lạnh được gợi ý trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Bạn có thể tự hỏi liệu bạn có nên dùng men vi sinh sau khi dùng kháng sinh hay không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thuốc chống đông máu để giúp làm loãng máu và ngăn hình thành cục máu đông nếu bạn có nguy cơ bị rung nhĩ. Thuốc chống đông cần phải sử dụng lâu dài, vì vậy loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn
Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được hormone thay đổi như thế nào khi mang thai và tác dụng của từng loại hormone để bạn hiểu rõ hơn về sinh lý cơ thể khi mang thai.