Hạt cherry
Phần hạt cứng của quả cherry chứa rất nhiều amygdalin. Amygdalin là một loại glycoside cyanogenic, đây là một chất hóa học mà cơ thể sẽ chuyển hóa thành một chất gây độc là cyanide. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu lỡ nuốt phải một (vài) hạt cherry. Hạt cherry nếu không bị nghiền nát thì vẫn sẽ giữ nguyên trạng như vậy đi qua hệ tiêu hóa và đào thải ra ngoài, do vậy, cơ thể sẽ không tiếp xúc với chất độc. Thêm vào đó, bạn nên tránh nhai, nghiền nát hạt cherry khi ăn.
Hạt táo
Hạt táo cũng có chứa cyanide tương tự như hạt cherry. Tuy nhiên, may mắn là hạt táo có một lớp vỏ cứng bảo vệ, khiến cyanide không thể đi vào cơ thể được nếu bạn vô tình có nuốt phải hạt táo. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng, kể cả với lượng rất nhỏ, cyanide cũng có thể gây thở nhanh, co giật và dẫn đến tử vong.
Cây cơm cháy
Bạn có thể sử dụng cây cơm cháy dưới dạng siro hoặc thực phẩm chức năng để tăng cường chức năng miễn dịch và điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quả cơm cháy chưa chín, vỏ cây hoặc lá cây cơm cháy, thì hoàn toàn không nên. Các thành phần này của cây cơm cháy đều có chứa lectin và cyanide, hai hóa chất có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu đem lại hương vị thơm ngon khi được thêm vào các món đồ nướng, đặc biệt là bánh nướng. Nhưng bạn chỉ nên ăn khoảng 1 thìa cà phê nhục đậu khấu vì nhục đậu khấu có thể gây ra những vấn đề với cơ thể. Kể cả khi bạn chỉ ăn khoảng 2 thìa cà phê nhục đậu khấu, cũng có thể gây độc với cơ thể vì có chứa myristicin, một loại dầu có thể gây ảo giác, buồn ngủ, chóng mặt, không tỉnh táo và co giật.
Lá, mầm và rễ của khoai tây có thể có chứa một chất độc có tên là glycoalkaloid. Glycoalkaloid có thể khiến khoai tây trông có màu hơi xanh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi khoai già hoặc khi có vết cắt trên khoai. Ăn những củ khoai tây có màu xanh như vậy có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, lú lẫn, đau đầu và thậm chí là tử vong.
Đậu thận sống
Trong số tất cả các loại đậu, đậu thận đỏ sống có nồng độ lectins cao nhất. Lectins là một chất độc có thể sẽ khiến bạn đau bụng dữ dội, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy. Chỉ cần ăn khoảng 4-5 hạt đậu thận đỏ sống là đã có thể gây ra những phản ứng phụ này rồi, do vậy, tốt nhất bạn nên luộc chín kỹ đậu trước khi ăn.
Lá đại hoàng
Sử dụng phần thân đại hoàng thì không có vấn đề gì, nhưng bạn nên bỏ phần lá đi. Lá đại hoàng có chứa acid oxalic, có thể gắn với canxi và khiến cơ thể khó hấp thu canxi hơn. Do đó, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và nguy cơ sỏi thận, các vấn đề liên quan đến đông máu, nôn mửa, buồn nôn và hôn mê.
Hạnh nhân đắng
Cả 2 loại hạnh nhân – loại đắng và ngọt đều có chứa amygdalin, một loại chất hóa học có thể được chuyển hóa thành cyanide, nhưng hạnh nhân đắng có chứa hàm lượng cao hơn. Hạnh nhân ngọt cũng rất an toàn để làm bữa ăn nhẹ, nhưng ăn hạnh nhân đắng chưa qua xử lý có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Khế
Nếu bạn bị bệnh thận, thì bạn nên tránh ăn khế. Thận bình thường có thể lọc bỏ được các chất độc có trong khế, nhưng với những người bệnh thận, thận sẽ không thực hiện được chức năng này và do đó có thể gây lú lẫn, co giật và thậm chí là tử vong.
Ăn nấm với pizza là một lựa chọn tuyệt vời, nhưng bạn nên thận trọng với một số loại nấm hương hoang dã, ví dụ như nấm mũ tử thần và nấm “thiên thần phá hủy” (destroying angel). Ăn 2 loại nấm này có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước, khát nước, suy gan, hôn mê và tử vong.
Hạt điều sống
Hạt điều mà bạn ăn hàng ngày đã trải qua một quá trình hấp, để loại bỏ chất độc tên là urushiol ở vỏ hạt điều. Sử dụng hạt điều sống, chưa được hấp, nấu chín có thể gây ra các phản ứng dị ứng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng dị ứng của bạn rất nghiêm trọng
Xoài
Cũng giống như hạt điều sống, vỏ và lá xoài có chứa urushiol. Nếu bạn bị dị ứng, thì việc ăn xoài có thể khiến bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như sưng phù, mẩn đỏ và thậm chí là khó thở.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.