Nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu?
Nhịp hô hấp là số lần thở trong một phút và là một trong những dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng, cùng với huyết áp, mạch và nhiệt độ. Khi hít vào, oxy đi vào phổi và đi đến các cơ quan. Khi thở ra, carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nhịp hô hấp bình thường đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng oxy và carbon dioxide. Nhịp thở bình thường của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau, cụ thể như sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hô hấp của trẻ sơ sinh
Nhịp thở nhanh ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn nhịp thở chậm. Chứng thở gấp xảy ra do trẻ không có đủ oxy, nhiều vấn đề có thể dẫn đến chứng thở gấp ở trẻ sơ sinh. Một số yếu tố phổ biến bao gồm:
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn so với trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân và yếu tố góp phần khác bao gồm:
Nhịp thở nhanh thoáng qua: Thở nhanh là một triệu chứng đường hô hấp, trẻ sơ sinh có nhịp thở không ổn định, lúc nhanh lúc chậm do hệ thống thần kinh điều khiển thở chưa hoàn thiện. Đặc trưng quan trọng của cơn thở nhanh thoáng qua là nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường.
Viêm phổi: Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết hơn, nhưng mức độ lại nguy hiểm hơn bởi sức khỏe, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Do đó, cha mẹ cần nắm vững kiến thức về bệnh viêm phổi để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị.
Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh: Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là sự thất bại của quá trình chuyển tiếp tuần hoàn trong bào thai thành dòng tuần hoàn bình thường sau khi trẻ chào đời. Đây là một hội chứng đặc trưng bởi huyết áp động mạch phổi cao rõ rệt, các mạch máu phổi không mở đủ rộng có nghĩa là oxy và lưu lượng máu bị hạn chế, dẫn đến một triệu chứng nổi bật là da bé có màu xanh.
Xẹp phổi: Khi không khí tụ lại giữa phổi và thành ngực sẽ khiến phổi khó phồng lên, cản trở quá trình hô hấp. Phổi xẹp có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị dị tật phổi hoặc những trẻ đã trải qua chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn xe.
Cách đếm nhịp thở của trẻ
Tốt nhất bố mẹ đếm nhịp thở khi đã trẻ ngủ yên, bạn đếm khi trẻ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (dưới 38 độ), kéo áo trẻ lên để quan sát bụng và ngực con. Nếu trẻ không ngủ, thì bố mẹ bế và giữ trẻ ngồi yên, không khóc và không kích thích. Mỗi lần bụng trẻ nhô lên hạ xuống thì được tính là 1 nhịp thở và bố mẹ phải đếm đúng trong vòng 1 phút.
Nếu trẻ thở không đều?
Trẻ có thể ngừng thở trong 5 hoặc 10 giây là bình thường, sau đó lại thở bình thường. Nhưng nếu kéo dài hơn 10 giây hoặc trẻ bắt đầu chuyển sang xanh tím, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu con bạn thở gấp trong khi đang ngủ, đó có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi và thường kèm những triệu chứng khác, như ngáy.
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chính của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là do phổi của trẻ chưa trưởng thành. Trong phế nang của phổi người trưởng thành có chứa chất surfactant - là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Vào tuần thứ 20, surfactan ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối. Vào tuần thứ 28 - 36, nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối. Phổi chưa thực sự trưởng thành thì chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện ở trẻ sinh non. Phế nang sẽ bị xẹp khi thiếu chất này, từ đó dẫn tới hiện tượng tuyết tương tràn vào phế nang. Chất fibrin có trong huyết tương lắng đọng phía trong các phế nang và tiểu phế quản tạo thành lớp màng. Sự lưu thông khí và sự trao đổi oxy bị cản trở bởi các màng này, dẫn tới suy hô hấp và tử vong ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị suy hô hấp:
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Hãy đến cơ sở Y tế để khám cùng bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi khoa trong trường hợp:
Nếu con bạn lớn hơn thế, hãy gọi bác sĩ nếu bé phải thở hổn hển nhiều hơn bình thường sau khi tập thể dục hoặc thậm chí chỉ trong các hoạt động bình thường. Nếu hơi thở gấp của trẻ liên tục xuất hiện thì bạn cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra tại cơ sở y tế. Thở nhanh có thể là một triệu chứng của một số bệnh đường hô hấp và phổ biến nhất là bệnh viêm phổi. Bệnh có thể xảy ra sau khi con bạn bị cảm lạnh hoặc cúm có nguyên nhân từ virus hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm phổi kèm theo: khó thở; thở khò khè; ho.
Kết luận
Nếu lo lắng vì thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong nhịp thở của trẻ, bố mẹ không nên ngần ngại liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến tư vấn. Thở không đều có thể là dấu hiệu nguy hiểm, do đó nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là một số mẹo để bố mẹ theo dõi nhịp thở của trẻ:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mách mẹ cách nghe nhịp thở phát hiện bệnh hô hấp ở trẻ em
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.