Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách

Ăn chín, uống sôi là quy tắc đảm bảo an toàn thực phẩm cơ bản. Khi nấu ăn tại nhà, bạn cần thận trọng khi chế biến những nguyên liệu thường gặp sau để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Ăn chín, uống sôi là quy tắc đảm bảo an toàn thực phẩm cơ bản. Khi nấu ăn tại nhà, bạn cần thận trọng khi chế biến những nguyên liệu thường gặp sau để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách

Thực phẩm hàng ngày như thịt, trứng... có thể gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách.

Thủy, hải sản

Thủy hải sản tươi sống chứa nhiều vi khuẩn (listeria, salmonella, E.coli) và ký sinh trùng (sán). Đây đều là những tác nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện: Tiêu chảy, đau quặn bụng, nôn mửa, sốt cao… Nguy hiểm hơn, sán có thể xâm nhập vào lá gan của người ăn, gây ra hậu quả khôn lường với sức khỏe và tính mạng.

Người dân cần hạn chế ăn các món gỏi cá sống, bởi rượu, chanh, giấm không thể tiêu diệt ấu trùng giun sán. Thủy, hải sản tươi sống cần được làm sạch và bảo quản lạnh nếu chưa được chế biến. 

Thịt

Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ bên trong thịt.

Chế biến bằng nhiệt là biện pháp có thể diệt hầu hết các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí là một số loại giun sán thường có trong thịt như sán dây. Bạn cần nấu thịt ở nhiệt độ từ 75 độ C trở lên trong vòng ít nhất 5 phút. Với những miếng tảng thịt lớn, bạn có thể sử dụng nhiệt kế nấu ăn để kiểm tra nhiệt độ bên trong của miếng thịt.

Các món thịt viên, xúc xích cũng cần được nấu đến khi bên trong thịt đạt 75 độ. Nước chảy ra từ thịt phải trong, không còn màu hồng, thịt cắt ra không còn đỏ.

Trứng

Salmonella là vi khuẩn phổ biến trong thịt gà và trứng. Theo các chuyên gia, salmonella có thể “xâm nhập” vào trứng ngay từ khi trứng hình thành trong cơ thể gia cầm hoặc bám trên vỏ trứng.

Vì lý do trên, những quá trứng nguyên vẹn cũng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm nếu bạn bảo quản, chế biến không đúng cách. Bạn nên ưu tiên chọn mua trứng đã tiệt trùng và bảo quản ở nhiệt độ đúng như hướng dẫn trên bao bì. Với trứng tươi, không nên rửa trứng ngay khi mua về mà chỉ nên lau sạch vết bẩn với khăn khô. 

Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn các món trứng chín đều cả lòng đỏ và lòng trắng: Rán trứng cả 2 mặt, luộc trứng ít nhất 7 phút. Thận trọng khi chế biến các món ăn với trứng sống như sốt mayonnaise, sữa trứng gà, kem tươi từ trứng… Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu không nên ăn các món trứng chưa nấu chín đều.

Các loại đậu quả

Đậu cô ve (đậu que) cần được nấu chín để loại bỏ độc tố lectin.

Các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu ván, đậu đũa, đậu cô ve) khi chưa nấu chín có chứa lectin - một chất giúp bảo vệ thực vật khỏi nấm, sâu bệnh tự nhiên. Hệ tiêu hóa của con người không thể phân giải lectin. Do đó, nếu ăn sống đậu đũa, đậu cô ve, bạn có nguy cơ bị Tiêu chảy, buồn nôn và đầy bụng.

Bạn nên luộc chín kỹ các loại hạt họ đậu, đặc biệt là quả đậu già. Với món xào, bạn có thể chần đậu với nước sôi với trước chế biến để giữ lại màu xanh đẹp mắt, đảm bảo không bị đau bụng khi ăn.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ là thực phẩm lành tính nhưng cần được lựa chọn kỹ, ngâm rửa đúng cách.

Nấm tươi, trong đó có mộc nhĩ, đều chứa một chất nhạy cảm với ánh sáng tên porphyrin. Nếu không được nấu chín trước khi ăn, các món nấm có thể gây ra các bệnh về da từ ngứa, viêm da, phù nề khi tiếp xúc với ánh nắng. 

Hàm lượng porphyrin trong mộc nhĩ khô tuy thấp, nhưng mộc nhĩ lại có nguy cơ biến chất, nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Vi khuẩn Pseudomonas cocovenenans thường gặp trong ngũ cốc, khoai tây sẽ sinh ra độc tố acid bongkrekic, gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, toàn thân mệt mỏi.

Để loại bỏ độc tố này, bạn cần ngâm mộc nhĩ khô trong nước lạnh, sạch khoảng 30 phút để mộc nhĩ nở đều. Mộc nhĩ bị biến chất thường có dấu hiệu mất tính đàn hồi, rải rác có những chấm đen, ngửi thấy mùi chua, hôi. Mộc nhĩ đã ngâm nở cần được chế biến ngay trong ngày, không ngâm mộc nhĩ qua đêm.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Thực phẩm dễ gây ngộ độc ngày hè.

Quỳnh Trang H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm