Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để khỏe mạnh khi có hệ miễn dịch yếu

Thông thường, hệ miễn dịch bảo hệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi trùng. Vì vậy, nhiều người có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị nhiễm khuẩn.

Hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm các tế bào bạch cầu, kháng thể, các hạch bạch huyết và một số cơ quan khác. Có rất nhiều loại bệnh có thể khiến hệ miễn dịch yếu đi, hay còn gọi là làm cho người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Những loại bệnh gây suy giảm miễn dịch có thể xuất hiện từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng; xuất hiện từ khi mới sinh hoặc là mắc phải sau này; bao gồm:

  • HIV/AIDS
  • Một vài loại ung thư
  • Suy dinh dưỡng
  • Viêm gan do virus
  • Một vài phương pháp điều trị bệnh

Trong nhiều trường hợp, tình trạng suy giảm miễn dịch quá nhẹ khiến người bệnh không phát hiện ra trong một quãng thời gian dài. Trong những trường hợp khác, tình trạng suy giảm miễn dịch có thể nặng hơn khiến người bệnh thường xuyên bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng trong suốt cuộc đời.

Bài viết này sẽ điểm qua các triệu chứng của một hệ miễn dịch bị suy yếu và nêu ra các cách giúp các bạn nâng cao sức khỏe.

Các triệu chứng suy giảm miễn dịch

Triệu chứng cơ bản của một hệ miễn dịch bị suy yếu chính là rất dễ bị nhiễm trùng. Một người bị suy giảm miễn dịch thường xuyên bị nhiễm trùng hơn những người bình thường và tình trạng nhiễm trùng có thể nghiêm trọng hoặc khó chữa. Những người bị suy giảm miễn dịch cũng có thể gặp phải những loại nhiễm trùng mà người với một hệ miễn dịch khỏe sẽ không gặp phải.

Các loại bệnh nhiễm trùng mà người suy giảm miễn dịch hay gặp phải là:

  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Viêm phế quản

Các loại bệnh nhiễm trùng này cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Các triệu chứng khác của một hệ miễn dịch suy yếu có thể bao gồm:

  • Các bệnh tự miễn
  • Viêm các cơ quan nội tạng
  • Các bệnh hoặc bất thường về máu, ví dụ như thiếu máu
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm chán ăn, tiêu chảy và đau bụng
  • Chậm lớn và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Những cách để giữ cơ thể khỏe mạnh

Những người có hệ miễn dịch yếu có thể thực hiện theo một vài cách sau đây để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng.

Giữ vệ sinh cá nhân

Một trong những cách dễ nhất để một người bị suy giảm miễn dịch có thể giữ cơ thể khỏe mạnh là giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm việc rửa tay thường xuyên. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên rửa tay sau những lúc như:

  • Trước, trong và sau khi chế biến thức ăn
  • Trước khi ăn
  • Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi
  • Trước và sau khi điều trị vết thương hở
  • Sau khi tiếp xúc với những người bệnh
  • Sau khi chăm sóc trẻ em: giúp trẻ em đi vệ sinh, thay bỉm cho trẻ.
  • Sau khi tiếp xúc với động vật, thức ăn cho động vật hoặc chất thải động vật
  • Sau khi tiếp xúc với rác thải

Rửa tay đúng cách và thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật. Theo CDC, rửa tay đúng cách giúp giảm tới 58% các ca tiêu chảy truyền nhiễm ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm. Rửa tay bằng xà phòng và nước giúp bảo vệ trẻ em và giảm thiểu số ca tử vong do viêm phổi và tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tránh tiếp xúc với những người đang mang bệnh

Những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Vi khuẩn và virus có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc gần. Chúng cũng có thể lây truyền qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Tất nhiên không phải lúc nào cũng có thể tránh được việc tiếp xúc với những người đang ốm. Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người đang ốm ở cự ly gần, tốt nhất là nên cách xa ít nhất 2m, tránh các hành động như ôm hoặc hôn, cho tới khi bệnh tình của người đó thuyên giảm. Nên tránh việc ăn uống chung thức ăn với người đang ốm.

Khử trùng đồ đạc trong nhà

Các vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh có thể sống trên bề mặt của những đồ vật trong nhà như nắm đấm cửa. mặt bàn, mặt ghế, điều khiển tivi, điện thoại, máy tính bảng... Vì vậy, có thể giảm thiểu lượng tác nhân gây bệnh trong nhà bằng cách khử trùng các đồ dùng trong nhà thường xuyên, như lau chùi vằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Nghe theo lời khuyên của bác sĩ về việc sử dụng vaccine

Các bác sĩ thường khuyến cáo mỗi người nên tiêm vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, họ có thể sẽ khuyên những người bị suy giảm miễn dịch nên trì hoãn hoặc không tiêm một vài loại vaccine nhất định.

Nếu một loại thuốc hoặc một đợt mắc bệnh ngắn là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch cho một người thì n gười đó vẫn có thể tiêm vaccine sau khi bệnh đã khỏi hoặc đã ngưng sử dụng thuốc.

Một vài loại vaccine bác sĩ thường khuyến cáo người suy giảm miễn dịch nên trì hoãn hoặc nên tránh bao gồm:

  • MMR (Vaccine phòng sởi, quai bị và rubella)
  • Vaccine cúm sống
  • MMRV (kết hợp vaccine phòng sởi, quai bị và rubella với vaccine thủy đậu)
  • Vaccine phòng dại

CDC khuyến cáo về các thời điểm tiêm vaccine mà mọi người nên thực hiện theo. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại vaccine mình có thể sử dụng cũng như thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại vaccine có thể giúp phòng tránh các bệnh nghiêm trọng.

Kiểm soát tình trạng căng thẳng

Căng thẳng (hay stress) có thể thể làm hệ miễn dịch bị yếu đi, khiến một người dễ mắc bệnh hơn. Một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng những người thường xuyên phải chịu căng thẳng cường độ cao thường dễ ốm hơn so với những người bình thường.

Những người có hệ miễn dịch yếu nên làm theo những cách sau đây để kiểm soát căng thẳng:

  • Yoga
  • Thiền
  • Massage
  • Dành thời gian cho những sở thích cá nhân

Ngủ đủ giấc

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, ngủ không đủ giấc cũng có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tương tự như khi bị căng thẳng. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, nhân tố quan trọng của hệ miễn dịch.

Theo CDC, người lớn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày còn trẻ sơ sinh và trẻ em cần ngủ từ 8-17 tiếng mỗi ngày tùy theo độ tuổi.

Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất

Một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn diện.

Các bác sĩ thường khuyên những người có hệ miễn dịch kém nên ăn một chế độ ăn giàyurau xanh và trái cây. Nếu một người bị suy giảm miễn dịch nặng, ví dụ như do đang trong quá trình điều trị ung thư, nên thực hiện thêm các khuyến cáo phòng tránh các bệnh do thực phẩm, bao gồm:

  • Rửa sạch hoa quả và rau, gọt vỏ các loại củ, quả.
  • Không ăn thịt, cá và trứng chưa nấu chín kĩ
  • Giữ thực phẩm trong tủ lạnh
  • Sử dụng các loại sữa và đồ uống đã qua tiệt trùng

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh tác dụng giúp cơ thể khỏe lên, tập thể dục còn giúp cơ thể tiết ra endorphine, một loại hormone giúp giảm thiểu căng thẳng. Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch cũng nên tránh tập luyện quá sức do có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu thêm.

Vì vậy, những người bị suy giảm miễn dịch nên tránh những điều sau khi tập luyện:

  • Tập luyện với cường độ quá cao
  • Tập luyện quá thường xuyên
  • Tập luyện liện tục mà không có thời gian nghỉ

Bổ sung vitamin

Có những loại vitamin và khoáng chất có tác động lên hệ miễn dịch. Ví dụ, một người thiếu hụt vitamin C có thể có một hệ miễn dịch yếu hơn bình thường.

Các loại vitamim và khoáng chất khác có khả năng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch bao gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin D
  • Vitamin E
  • Sắt
  • Acid folic
  • Kẽm

Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất vẫn luôn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất này một cách tốt nhất, nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể qua thực phẩm thì các loại viên uống bổ sung có thể sẽ là một lựa chọn cho bạn.

Tóm lại

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp với các tế bào máu và các hệ cơ quan giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Nếu một người nhận thấy rằng mình thường xuyên bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng thì có thể họ có một hệ miễn dịch đã bị suy yếu.

Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể làm theo những cách trên để tối ưu hóa hệ miễn dịch của bạn thân cũng như giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng bệnh dị ứng vào mùa thu đông

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Dương Thuỳ Anh- Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm