Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị suy yếu hơn, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Để hạn chế sự suy giảm này, điều quan trọng là duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh thông qua chế độ ăn giàu các hóa chất thực vật và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp vì nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch. Các hóa chất thực vật từ các loại rau đầy màu sắc, trái cây, và thực phẩm thực vật khác cũng có tác dụng chống vi khuẩn và tăng cường miễn dịch.
Duy trì mức kẽm khi chúng ta già
Chức năng miễn dịch suy giảm ngoài việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn và ung thư cũng làm tăng tính nhạy cảm với viêm phổi và cúm. Duy trì mức kẽm đầy đủ có thể hạn chế sự suy giảm chức năng miễn dịch thường xảy ra khi chúng ta có tuổi.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu kẽm. Dưới một nửa số người lớn tuổi ở Hoa Kỳ tiêu thụ đủ kẽm. Vấn đề này khá phức tạp vì cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thu hiệu quả khi chúng ta già đi.
Nghiên cứu cho thấy rằng, với những người lớn tuổi, việc duy trì tình trạng kẽm đầy đủ có thể có tầm quan trọng đặc biệt trong việc ngăn ngừa viêm phổi. Đối với người cao tuổi, các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, là những bệnh chủ yếu - nhưng có thể ngăn ngừa được .
Trong một nghiên cứu ở người lớn tuổi sống ở viện dưỡng lão, những người có hàm lượng kẽm bình thường có tỷ lệ viêm phổi thấp hơn và sử dụng thuốc chỉ bằng một nửa so với những người có lượng kẽm huyết thanh thấp.
Các nghiên cứu liên quan đến người lớn tuổi cho thấy bổ sung kẽm có thể cải thiện chức năng của hệ miễn dịch và đề kháng với nhiễm trùng.
Trong một nghiên cứu năm 2007, người lớn tuổi từ 55 đến 87 tuổi có lượng kẽm huyết tương thấp hơn, mức stress oxy hóa cao hơn và các dấu hiệu viêm cao hơn so với người trẻ tuổi. Một nửa số người lớn tuổi uống bổ sung kẽm trong 12 tháng, và nửa còn lại dùng giả dược. Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp, dấu hiệu viêm và stress oxy hóa thấp hơn ở nhóm uống kẽm so với nhóm giả dược.
Một nghiên cứu năm 2016 trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ đã cho những người ở viện dưỡng lão thiếu kẽm được bổ sung kẽm hoặc giả dược hàng ngày. Sau ba tháng, nhóm kẽm tăng lượng kẽm huyết thanh và số lượng tế bào T của họ.
Đối với những người không ăn một chế độ ăn uống tối ưu để tăng cường chức năng miễn dịch của họ, chức năng miễn dịch bắt đầu giảm dần ở độ tuổi từ 60 đến 65. Nhưng ngay cả những người đang ăn một chế độ ăn uống hợp lý vẫn cần bổ sung kẽm. Nhu cầu kẽm được ước tính cao hơn khoảng 50 phần trăm đối với những người theo một chế độ ăn hoàn toàn dựa trên thực vật do giảm khả dụng sinh học từ thực phẩm thực vật. Phytate, là một hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt, ngăn cản sự hấp thu của một số khoáng chất, bao gồm kẽm. Ngoài ra, các khoáng chất khác như sắt và canxi can thiệp vào sự hấp thu kẽm. Đồng cũng cạnh tranh với kẽm để liên kết các protein bên trong các tế bào của cơ thể.
Cách kẽm tăng cường miễn dịch
Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, và vì lý do này, các tế bào tăng sinh mạnh, như các tế bào miễn dịch, phụ thuộc vào nguồn cung cấp kẽm. Sự tăng trưởng hoặc chức năng của các loại tế bào miễn dịch khác nhau, như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào sát thủ tự nhiên, tế bào T và tế bào B bị suy yếu do thiếu kẽm.
Ngoài vai trò trong hệ thống miễn dịch, kẽm cũng làm giảm stress oxy hóa, đóng vai trò cấu trúc bằng cách ổn định protein, điều hòa sự biểu hiện của nhiều gen, và thúc đẩy hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cũng cần thiết cho việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não và bài tiết insulin.
Duy trì tình trạng kẽm của bạn có thể là chìa khóa để sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn bằng cách tối ưu hóa chức năng miễn dịch của bạn. Kẽm, kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu hợp lý, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của tình trạng thiếu kẽm đối với sức khỏe
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.