Để phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học, điều quan trọng các cha mẹ nên làm là tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng của trẻ.
Dưới đây là những chỉ dẫn đơn giản nhất để phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học:
Rửa tay
Dạy trẻ rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, tập thể dục, sau mỗi giờ ra chơi, trước khi ăn và sau mỗi giờ học có sử dụng phấn viết bảng, đất sét hay giờ học thủ công.
Giữ bàn tay luôn sạch sẽ là chìa khóa giúp phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học hiệu quả
Vận động nhiều hơn
Vận động thường xuyên là cách tăng cường sức khỏe tổng quát và có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch của trẻ. Nếu nhà gần trường học, hãy khuyến khích trẻ tự đi bộ tới trường và đi thang bộ để rèn luyện sức khỏe.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Không chỉ giúp cơ thể tạo ra protein và ADN, bổ sung kẽm còn giúp hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus.
Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, thị lợn, hàu, tôm, hạt điều, hạt bí ngô…
Tập thể dục điều độ
Hãy khích lệ trẻ có thói quen tập thể dục buổi sáng và tham gia các môn thể thao phù hợp với thể trạng. Lưu ý, không nên cho trẻ tập thể dục cường độ cao, mà chỉ nên tập cường độ nhẹ tới trung bình, như: Đi bộ, bơi lội, đạp xe…
Đừng ngại cho con trẻ tham gia các lớp học giúp tăng cường thể lực
Ăn thêm tỏi
Cho thêm tỏi vào các món ăn mỗi ngày là cách dễ nhất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng mạnh cũng như giảm viêm.
Ăn nhiều trái cây có múi
Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi… cung cấp nhiều vitamin C giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và phòng ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hạn chế chạm tay lên mặt
Luôn dặn trẻ không nên chạm tay lên mặt, đặc biệt khi bàn tay bẩn, vừa chạm vào các bề mặt nơi công cộng hay tay nắm cửa… Vì điều này có thể khiến lây lan mầm bệnh mạnh mẽ hơn.
Tắm và giặt quần áo
Sau khi tan trường và về nhà, hãy nhắc trẻ thay quần áo, giày, tất bẩn ra và tắm ngay để loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh.
Thực phẩm chức năng
Trẻ tuổi đi học cần đảm bảo dinh dưỡng để tăng trưởng thể chất và trí tuệ, nên việc bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng là rất cần thiết. Tuy nhiên, phụ huynh cần hiểu đúng về tác dụng và chỉ định của sản phẩm, nên tham vấn kỹ bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng. Nếu hiểu sai dẫn đến dùng sai thì sẽ gây hại cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ với các thành phần như: Delta-Immune, probiotic, kẽm, thảo dược tự nhiên…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật và hiểu lầm về hệ miễn dịch
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.