Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Lý, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, trong khi việc dùng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến thực phẩm ngày một phổ biến. Nếu không cẩn trọng, người dùng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do ăn uống phải các thực phẩm nhiễm bệnh.
Ngộ độc thực phẩm là loại bệnh có thể có nhiều người cùng mắc trong một gia đình hoặc trong một bữa tiệc, do ăn chung các loại thức ăn bị ô nhiễm. Nguyên nhân có thể do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, hoặc bị ôi, thiu do nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Các loại thực phẩm chín như thịt nướng, chả nướng, hải sản nướng; đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, rau sống, quả tươi; thịt sống như tiết canh, nem chua, nem chạo... có nguy cơ cao bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Theo bác sĩ, có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm vi khuẩn và vi nấm. Vi khuẩn thường hay gặp nhất là vi khuẩn tả (V. Cholerae). Vi khuẩn tả có độc tố rất mạnh khiến người bệnh ốm nặng, nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời rất dễ đưa đến truỵ tim mạch, gây tử vong hoặc suy thận cấp do mất nước và chất điện giải ồ ạt. Ngoài ra còn có vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli...
Khi con người ăn phải một số lượng đáng kể những vi khuẩn này, sẽ bị ngộ độc bởi độc tố, xuất hiện triệu chứng liên hoàn như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Vi khuẩn thương hàn còn gây nên các biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường ruột, thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng. Ngoại độc tố của tụ cầu vàng có độc tính rất mạnh, chịu nhiệt tốt, khó bị hủy diệt khi đun nấu, do không đủ nhiệt độ hoặc thời gian. Người bệnh có thể đau bụng dữ dội, buồn nôn, xảy ra chỉ trong vòng vài giờ đầu sau ăn.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do một số vi nấm hoặc nấm độc mà một số người dân đi rừng hay gặp phải. Triệu chứng khi ăn phải nấm độc rất nguy kịch, dễ xảy ra tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Thực phẩm chế biến sẵn rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Ảnh: Neighborhood News.
Bác sĩ khuyến cáo người dân ăn chín và uống sôi, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín. Khi dùng các loại quả tươi cần phải ngâm vào nước sạch và rửa thật sạch trước khi ăn. Nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Nước sử dụng làm lạnh, làm đá cần được tiệt khuẩn trước khi sử dụng. Không nên ăn rau sống, kể cả các loại rau ăn kèm trong nhân bánh mì, phở, bún chả... Không sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh.
Các loại thực phẩm cần phải nấu chín, khi chưa dùng đến hoặc thực phẩm thừa trong các bữa ăn muốn giữ lại, chỉ để ở nhiệt độ của phòng không quá hai giờ, sau đó bảo quản ở tủ lạnh.
Những người trồng rau, quả và kinh doanh thực phẩm tươi sống cần tuân thủ tuyệt đối thật nghiêm ngặt các khâu trong dùng hóa chất để nuôi trồng, chăm bón và bảo quản thực phẩm; không vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cảnh giác ngộ độc thực phẩm ngày hè.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.