Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thảo mộc chữa ngộ độc thực phẩm - Phần 2

Hãy tham khảo và làm giảm và đẩy lùi tình trạng ngộ độc thực phẩm bằng các loại thảo mộc sau đây.

Cúc La Mã (chamomile)

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng cổ truyền của cúc La Mã trong chữa bệnh tiêu hóa. Một vài hợp chất trong dầu cúc La Mã – chủ yếu là bisabolol—làm thư giãn mô cơ trơn ở bề mặt đường ruột (chống co thắt). Trên thực tế, một nghiên cứu đã cho thấy cúc La Mã giúp thư giãn đường tiêu hóa cũng như thuốc papaverine gốc opium.

Quế

Bên cạnh việc tăng hương vị cho món ăn, quế còn giúp cơ thể tiêu hóa kem cũng như các món giàu chất béo khác. Một nghiên cứu trên tạp chí Anh quốc Nature cho thấy quế giúp hệ tiêu hóa phân giải chất béo, có khả năng tăng cường hoạt tính của enzyme tiêu hóa. Quế giúp giảm khó tiêu, đau bụng, đầy hơi.

Đinh hương

Cũng giống như các loại gia vị thực phẩm khác, đinh hương giúp thư giãn cơ trơn ở thành ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Thì là

Thì là có thể thấy trong món dưa chuột bao tử hoặc các món canh. Mặc dù không thể chữa trĩ hay tăng sữa, một số ứng dụng y học cổ truyền của loại cây này đã được chứng minh bởi khoa học.

Các nhà khoa học đã cho thấy công dụng hỗ trợ tiêu hóa của thì là đã được ứng dụng từ các đây 3000 năm. Thảo mộc này làm thư giãn cơ trơn thành ruột. Một nghiên cứu đã phát hiện rằng thì là có chất chống tạo bọt, điều này có nghĩa rằng nó giúp phòng chống hình thành bọt khí trong ruột. Dầu hạt thì là cũng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn tấn công đường ruột, từ đó có thể cho thấy tác dụng phòng chống tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Cúc dại Echinacea

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arkansas đã phân tích trên mẫu phân của 12 tình nguyện viên để tìm vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Sau đó các tình nguyện viên sẽ sử dụng cúc dại echinacea (1000 milligram/ngày trong vòng 10 ngày). Phân tích phân sau đó cho thấy vi khuẩn giảm đáng kể, đủ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Sâm

Sâm được coi là thuốc bổ rất cộng hiệu trong y học Trung Hoa, giúp tăng cường sức mạnh cho toàn bộ cơ thể. Phương Tây đã gọi sâm là một “adaptogen”, một loại thảo mộc giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu đến thể chất và tinh thần, chống bệnh tật và giúp người uống khỏe mạnh.  

Thảo bản bông vàng (Mullein)

Chất làm se tannin có trong thảo bản bông vàng giúp loại cây này có khả năng chữa tiêu chảy.

Bạc hà

Menthol và carvone trong bạc hà làm dịu cơ trơn ở thành ruột, phòng chống co thắt cơ (chống co thắt). Bạc hà có khả năng chữa khó tiêu và đau bụng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rau mùi: lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2023

    Phổ biến kiến thức về rắn độc và cách xử lý khi bị rắn cắn

    Mỗi năm, thế giới có khoảng 2,7 triệu trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có 140.000 người tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu về rắn độc ở Việt Nam còn ít được quan tâm.

  • 06/12/2023

    Testosterone: Mọi điều bạn cần biết

    Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.

  • 05/12/2023

    7 "bí quyết" trẻ lâu của phụ nữ Indonesia

    Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.

  • 05/12/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 05/12/2023

    Nên uống trà gì tốt cho sức khỏe?

    Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.

  • 05/12/2023

    Viêm amidan mạn tính

    Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

  • 04/12/2023

    7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

    Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

  • 04/12/2023

    Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

    Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Xem thêm