Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương tây nghĩ gì về y học cổ truyền Trung Hoa?

Mặc dù y học cổ truyền vẫn được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế của Trung Quốc cùng với y học hiện đại, ở Hoa Kỳ, y học cổ truyền Trung Quốc được coi là một hình thức y học thay thế.

Phương tây nghĩ  gì về y học cổ truyền Trung Hoa?
Thuốc cổ truyền Trung Quốc  (ở nước ta gọi là thuốc bắc) là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc hàng ngàn năm trước. Các bác sỹ sẽ sử dụng thảo mộc, chế độ ăn, châm cứu, giác hơi và khí công để ngăn ngừa hoặc điều trị các vấn đề sức khoẻ. Mặc dù nó vẫn được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế của Trung Quốc cùng với y học hiện đại, ở Hoa Kỳ, y học cổ truyền Trung Quốc được coi là một hình thức y học thay thế.

Nguyên lý y học cổ truyền Trung Quốc

Đạo giáo được coi là nền tảng của nền y học cổ truyền của người Trung quốc. Theo Đạo giáo, tất cả các cơ quan của cơ thể đều hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để khỏe mạnh, cơ quan của một người (và các chức năng của chúng) phải đạt được sự cân bằng thông qua sự hài hòa âm – dương  (hai năng lượng đối nghịch nhưng bổ sung cho  nhau  có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta)

Một thuyết khác trong y học cổ truyền Trung Quốc là năng lượng tối cần thiết (được gọi là "khí") chảy khắp cơ thể thông qua một số đường dẫn (hay "đường kinh"). Theo  thuyết này, bệnh tật và các vấn đề về sức khoẻ tình cảm, tinh thần và thể chất khác phát triển khi dòng khí bị tắc, yếu hoặc quá mức. Khôi phục dòng khí được coi là cần thiết để cân bằng âm dương và, lần lượt, đạt được sự khỏe mạnh.

Định nghĩa bệnh trong y học cổ truyền

Một lương y sẽ đánh giá sức khoẻ tổng thể của bạn bằng cách hỏi tiền sử về sức khoẻ, xem  lưỡi,  bắt mạch và khám, xác định bất kỳ sự mất cân bằng hoặc tắc nghẽn dòng khí nào. Nếu bác sĩ xác định sự mất cân bằng trong hệ thống cơ quan  trong cơ thể bạn, điều đó không có nghĩa là bạn bị bệnh ở cơ quan đó.

Ví dụ, gan, giúp điều chỉnh dòng chảy chảy của khí. Nếu một người bị "trì trệ gan" thì năng lượng sẽ bị khóa, dẫn đến khó chịu, tức giận, hoặc trầm cảm, vị đắng trong miệng, khó tiêu, và mạch trầm. Hoặc như "suy thận âm" có liên quan đến miệng khô, nóng vào buổi chiều hoặc buổi tối, ù tai, và đãng trí. Lưỡi thường có màu đỏ với ít hoặc không có lớp rêu lưỡi, mạch phù.

Tại sao người ta sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc?

Đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn thiếu những bằng chứng để chứng minh  tác dụng của y học cổ truyền Trung Quốc trong điều trị các bệnh cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng để giải quyết các tình trạng bệnh sau:

  • Dị ứng
  • Lo âu
  • Viêm khớp (ví dụ: viêm khớp dạng thấp)
  • Đau lưng
  • Trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường
  • Eczema, phát ban, mụn, bệnh vẩy nến, và các vấn đề về da khác
  • Vô sinh
  • Huyết áp cao
  • Mất ngủ
  • Triệu chứng mãn kinh
  • Béo phì
  • Parkinson

Mặc dù các lương y ngày nay sử dụng các  tiêu chuẩn chẩn đoán trong y học hiện đại nhưng điều trị sẽ phụ thuộc vào sự mất cân bằng các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, một người bị chứng mất ngủ có thể gặp khó khăn khi ngủ vì sự mất cân bằng chẳng hạn như suy thận âm, ứ khì tỳ, hoặc kém hoạt huyết.

Phương pháp điều trị được sử dụng  là gì?

Có rất nhiều phương pháp trị liệu khác nhau được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, phổ biến nhất là châm cứu. Vì y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh việc điều trị cá nhân, các phương pháp chữa bệnh rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Những phương pháp này thường bao gồm:

Châm cứu: Mặc dù nguồn gốc của châm cứu bắt nguồn từ y học occr truyền Trung Quốc, nhưng ngày nay nó được  y học phương Tây sử dụng khá nhiều để điều trị cho một loạt các vấn đề về sức khoẻ.

Bấm huyết: sử dụng ap lực ngón tay để ấn trên các huyệt đạo và kinh mạch.

Điều trị giác hơi

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Thực phẩm được cho là có đặc tính làm nóng / mát và được cho là có đặc tính chữa bệnh cụ thể.

Thuốc thảo dược: được kê theo toa để sắc uống hoặc dùng dưới nhiều dạng khác

Phép cứu bằng ngải: thủ thuật bao gồm việc đốt một loại thảo mộc gần da để làm ấm khu vực trên các huyệt châm cứu.

Xoa bóp: một loại tập luyện cơ thể kết hợp massage và bấm huyệt.

Các bài tập như thái cực quyền và khí công

Kết luận

Đối với một số người, y học cổ truyền Trung Quốc có thể đưa ra một quan điểm độc đáo về các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Có ít thử nghiệm lâm sàng chất lượng cao cho thấy y học cổ truyền có thể điều trị bệnh, do đó điều quan trọng là không tự điều trị hoặc sử dụng thay thế cho những điều trị y học hiện đại. Nếu bạn đang cân nhắc việc thử nó, hãy tìm một bác sĩ có chuyên môn và tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc những ưu và khuyết điểm của liệu pháp và thảo luận xem nó có phù hợp với bạn hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kết hợp lý luận y học hiện đại với y học cổ truyền trong bấm huyệt

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm