Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng sau tiêm vắc-xin và giám sát các biến cố bất lợi - Phần 1

Vắc xin là một sản phẩm y tế. Vắc-xin, mặc dù được sáng tạo để bảo vệ con người khỏi bệnh tật, nó cũng có thể gây ra các phản ứng phụ giống như bất kỳ loại thuốc nào khác.

Hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng đều nhẹ, chẳng hạn như đau, sưng hoặc đỏ ở vị trí tiêm hoặc sốt, phát ban và đau nhức. Phản ứng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp, có thể bao gồm phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Một phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng được gọi là một biến cố bất lợi (adverse event).

Mỗi năm, trung bình hơn 10 triệu liều vắc xin được sử dụng cho các trẻ em Mỹ dưới 1 tuổi. Trong năm đầu đời, một số lượng đáng kể trẻ sơ sinh trải qua những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chẳng hạn như Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Ngoài ra, trong năm đầu tiên, các vấn đề sức khỏe bẩm sinh có thể biểu hiện. Do đó, tiêm chủng trong giai đoạn này cũng gắn liền với rất nhiều vấn đề sức khỏe tồn tại ở trẻ. Thách thức đặt ra là làm thế nào để xác định chính xác một biến cố bất lợi có liên quan trực tiếp đến tiêm chủng không?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thiết lập hệ thống theo dõi và phân tích các biến cố bất lợi được báo cáo để xác định xem chúng có liên quan đến tiêm chủng hay không.

Phân loại phản ứng phụ

Để hiểu được tỉ lệ các biến cố có thể xảy ra, sẽ là hữu ích nếu so sánh loại vắc-xin có tác dụng phụ tương đối ít chẳng hạn như vắc-xin phòng Haemophilus influenza type B (Hib) với vắc-xin được cho là có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, chẳng hạn như vắc-xin đậu mùa.

Haemophilus influenza type B là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm viêm màng não, viêm phổi, viêm thanh quản và nhiễm trùng huyết. CDC khuyến nghị trẻ em nên tiêm phòng Hib bắt đầu từ hai tháng tuổi.

Bệnh đậu mùa là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do 2 chủng virus Variola major hoặc Variola minor gây ra, tỉ lệ tử vong từ 30% - 40% các trường hợp nhiễm. Không có trường hợp mắc bệnh đậu mùa tự nhiên nào được báo cáo từ những năm 1970 và Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố thanh toán thành công bệnh đậu mùa.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng Hib và đậu mùa 

Phản ứng phụ Vắcxin Hib

  • Đỏ, nóng hoặc sưng ở vị trí tiêm (phản ứng có thể xảy ra ở 25% trẻ được tiêm)
  • Sốt trên 38.3 °C (101 °F) ( tỉ lệ tối đa 1/20 trẻ được tiêm)

Hiện không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến vắc-xin Hib được ghi nhận

Phản ứng phụ liên quan vắc xin đậu mùa

Nhẹ - vừa phải

  • Phát ban nhẹ, kéo dài 2-4 ngày.
  • Sưng và đau hạch bạch huyết, kéo dài 2-4 tuần sau tiêm.
  • Sốt trên 37.8 °C (khoảng 70% trẻ em, 17% người lớn) hoặc trên 38.9 °C (khoảng 15% -20% trẻ em, dưới 2% người lớn).
  • Tổn thương thứ phát (Secondary blister) ở vị trí khác trên cơ thể (tỉ lệ khoảng 1/1900).

Trung bình - nghiêm trọng

  • Nhiễm trùng tại mắt nghiêm trọng hoặc mất thị lực, do sự lây lan của virus vào mắt.
  • Phát ban toàn bộ cơ thể (tỉ lệ tối đa là 1/4000).
  • Phát ban nghiêm trọng trên người bị eczema (tỉ lệ tối đa là là 1/26000).
  • Viêm não có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn (tỉ lệ 1/83000).
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng khởi phát từ vị trí tiêm (tỉ lệ là 1/667000, chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy yếu).
  • Tử vong (1-2 phần triệu, chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy yếu).

Cứ một triệu người được tiêm phòng bệnh đậu mùa, có từ 14 đến 52 người có thể có phản ứng sau tiêm đe dọa đến tính mạng.

Tác dụng phụ khác nhau của các loại vắc-xin khác nhau

Tại Hoa Kỳ, khi bạn hoặc con bạn được tiêm phòng, nhân viên y tế sẽ cung cấp một văn bản được gọi là Bản thông tin về Vắc-xin (VIS). VIS mô tả chi tiết các phản ứng phụ thường gặp và hiếm gặp (nếu có). Nhân viên y tế có thể sẽ trao đổi và chia sẻ với bạn về các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm. VIS cũng có thể tải về trên website của CDC.

Các tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất vắc-xin cũng đề cập đến thông tin về các biến cố bất lợi có thể xảy ra. Các tài liệu cũng cho thấy tỷ lệ phản ứng phụ trong các nhóm thử nghiệm và nhóm chứng trong quá trình thử nghiệm vắc xin.

(...) còn tiếp

Mời bạn tiếp tục tìm hiểu các công cụ giám sát biến cố bất lợi của tiêm chủng trong bài viết phần 2 trên website: Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản đối tiêm chủng và những hệ quả

Bs.Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Historyofvaccines
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm