Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sụp mí mắt

Nếu mắt của bạn bị chảy xệ, điều đó có thể là dấu hiệu của chứng sa mi mắt hoặc sụp mí mắt. Tình trạng này có thể bị gây ra bởi tổn thương thần kinh, do một số tình trạng bệnh lý hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như đột quỵ hoặc các rối loạn về thần kinh.

Bệnh lý sụp mí mắt còn được gọi là chứng sa mi mắt có thể xảy ra do chấn thương, tuổi tác hoặc các rối loạn bệnh lý khác nhau. Tình trạng sụp mí mắt có thể tự phục hồi nhưng cũng có thể trở thành tổn thương vĩnh viễn. Sụp mí mắt có thể xuất hiện khi mới sinh – chứng sụp mí mắt bẩm sinh hoặc xuất hiệu sau đó trong cuộc đời, được gọi là chứng sụp mí mắt mắc phải. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mí mắt trên rủ xuống có thể ngăn cản hoặc làm giảm đáng kể thị lực.

Ai có thể bị sụp mí mắt?

Sụp mí mắt có thể xuất hiện hoàn toàn tự nhiên hoặc do các bệnh lý khác. Mọi người đều có thể bị sụp mí mắt, hiện nay không có sự khác biệt đáng kể liên quan đến khả năng bị sụp mí mắt ở nam và nữ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sụp mí mắt có thể xảy ra không rõ nguyên nhân, do chấn thương, các bệnh lý thần kinh hoặc với trẻ mới sinh ra.

Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở những người cao tuổi. Do trong quá trình lão hóa do tuổi, các cơ nâng mi bị kéo giãn và kết quả là mí mắt bị trùng xuống.

What Can I Do About My Droopy Eyelids? | VisionPoint Eye Center

Các yếu tố nguy cơ gây sụp mí mắt

Do một số tình trạng bênh lý

Nếu mí mắt bị sụp xuống, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt nếu bạn bị sụp cả hai mí mắt. Nếu chỉ một mí mắt bị sụp xuống, đó có thể là kết quả của một chấn thương thần kinh hoặc lẹo mắt tạm thời. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phẫu thuật LASIK hoặc phẫu thuật đục thủy tinh thể thông thường đôi khi là nguyên nhân gây ra chứng sa mí mắt do cơ hoặc gân bị kéo căng.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Các bệnh lý nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, sụp mí mắt có thể do bởi một số bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như đột quỵ, u não hoặc ung thư của hệ thần kinh hoặc cơ. Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến tế bào thần kinh và cơ của mắt – ví đụ như bệnh nhược cơ cũng có thể gây sụp mí mắt

Các triệu chứng của sụp mí mắt

Triệu chứng chính của sụp mí mắt đó là mí mắt trên ở một hoặc cả hai bên mắt bị trùng xuống. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên, mọi người thường không chú ý đến tình trạng mí mắt bị trùng xuống này.

Thêm nữa mắt bạn cũng có thể bị khô hoặc chảy nước mắt và khiến cho khuôn mặt của bạn luôn cảm thấy buồn chán hoặc mệt mỏi.

Khu vực chính bị ảnh hưởng sẽ thường xung quanh mắt và bạn có thể cảm thấy đau. Một vài người người bị sụp mí mắt nghiêm trọng có thể cần phải ngừa đầu ra sau để nhìn mọi lúc khi nói, ngay cả khi đang nói chuyện bình thường.

Điều trị sụp mí mắt như thế nào?

Phương pháp điều trị sụp mí mắt phụ thuộc đến nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Nếu tình trạng này do tuổi tác hoặc do bẩm sinh, bạn có thể không cần phải điều trị vì thường tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật nếu muốn giảm tình trạng sụp mí.
  • Nếu sụp mí mắt liên quan đến các bệnh lý, điều trị bệnh sẽ đồng thời cải thiện tình trạng sụp mí mắt.
  • Nếu mí mắt gây cản trở tầm nhìn, điều trị y khoa là cần thiết, có thể bao gồm cả phẫu thuật.

Trong các trường hợp sụp mí tạm thời, sử dụng kính giữ mí mắt – nạng ptosis có thể là phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng.

Upneeq là một loại thuốc nhỏ mắt dùng một lần mỗi ngày có chứa oxymetazoline hydrochloride được phê duyệt để điều trị chứng sa mí mắc phải và có thể giúp cải thiện sụp mí mắt.

Đọc thêm bài viết: Giảm mệt mỏi, mất ngủ nhờ thay đổi lối sống khoa học hơn

Phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, các cơ nâng mí được kéo căng lại và giúp nâng mí mắt đến vị trí mong muốn. Với trẻ nhỏ bị sa mí mắt, đôi khi các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để ngăn chặn sự khởi phát của chứng nhược thị.

Tuy nhiên, có những rủi ro liên quan đến phẫu thuật như khô mắt, xước giác mạc và tụ máu.

Droopy Eyelid Surgery Minneapolis | Ptosis Eyelid Repair St. Paul

Nạng ptosis

Nạng ptosis là một lựa chọn không phẫu thuật liên quan đến việc bổ sung phần đính kèm vào gọng kính. Phần đính kèm này còn được gọi là nạng giúp ngăn mí mắt bị sụp xuống bằng các giữ cố định mí mắt.

Có hai loại nạng đó là nạng có thể điều chỉnh hoặc cố định. Nạng điều chỉnh được gắn vào một bên của kính trong khi nạng cố định được gắn vào cả hai bên của kính.

Nạng có thể được đặt trên hầu hết các loại kính nhưng nạng hoạt động tốt nhất đối với khung kim loại. Tuy nhiên trước khi sử dụng nạng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa.

Những người bị sụp mí mắt cần làm gì trong tương lai?

Không có cách phòng ngừa bệnh sụp mí mắt, tuy nhiên phát hiện các triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm liên quan đến mắt thường xuyên sẽ giúp mang lại lợi ích.

Sụp mí mắt thường không gây hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mí mắt gây cản trở tầm nhìn, bạn cần tránh điều khiển các phương tiện giao thông đến khi tình trạng này được điều trị.

Tình trạng bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, nhưng hầu hết trường hợp, đây chỉ là một vấn đề liên quan đến thẩm mĩ. Tuy nhiên vì sụp mí mắt có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác, do đó người bệnh luôn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

BS Tạ Tùng Duy - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

Xem thêm