Những người bị loãng xương có thể có nguy cơ mất răng cao hơn do mật độ khoáng xương thấp ở xương hàm và xương mặt. Căn bệnh về xương này có thể khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương vì hàm lượng khoáng chất trong xương của bạn thấp.
Mối liên quan giữa loãng xương và răng
Nghiên cứu chỉ ra rằng chứng loãng xương có thể liên quan đến việc suy giảm sức khỏe răng miệng, bao gồm cả bệnh nha chu, mật độ xương hàm và mất răng.
Mật độ xương hàm
Mất xương hàm do loãng xương có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe răng miệng. Bạn có thể dễ bị mất răng hơn nếu không có đủ mật độ khoáng xương, khi đó bạn sẽ phải cấy ghép răng giả và làm cầu răng điều này càng trở nên phức tạp vì xương của bạn có thể không đủ khỏe. Mất xương hàm có thể dẫn đến sụp mặt, dẫn đến lão hóa da mặt sớm.
Do độ dày và độ xốp của xương hàm có thể nhìn thấy được trong phim chụp X quang răng toàn cảnh (chụp toàn hàm Panorama) nên một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng chúng làm công cụ chẩn đoán bệnh loãng xương.
Mất răng
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa mất răng và loãng xương. Tuy nhiên, các yếu tố khác, như tuổi tác, hút thuốc, chủng tộc, mãn kinh, vệ sinh răng miệng và nội tiết tố cũng đóng một vai trò trong việc mất răng. Nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh loãng xương và sức khỏe răng miệng sau mãn kinh.
Bệnh về nướu –viêm nha chu
Viêm nha chu (viêm nướu tiến triển) và loãng xương được đặc trưng bởi quá trình tiêu xương mất xương). Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa hai bệnh này và mỗi bệnh có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh kia.
Nếu bạn đang cần bổ sung vitamin và khoáng chất nào khác để tăng cường sức khỏe của xương, hãy liên hệ với Nhà thuốc VIAM thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng vitamin và vi chất hiệu quả, an toàn với các Chuyên gia, Dược sỹ có uy tín TẠI ĐÂY hoặc Hotline 024 3633 5678 để được tư vấn.
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh loãng xương và bệnh viêm nha chu
Loãng xương và viêm nha chu có chung một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Tác dụng phụ của thuốc loãng xương và răng
Ngoài mối tương quan giữa loãng xương và sức khỏe răng miệng, một số loại thuốc dùng để điều trị loãng xương có thể ảnh hưởng đến răng của bạn. Đặc biệt, thuốc chống hủy xương (tăng cường xương) có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hoại tử xương, có thể làm xương hàm bị tổn thương nghiêm trọng.
Một số loại thuốc chống hủy xương bao gồm:
Hoại tử xương thường ảnh hưởng nhất đến bệnh nhân ung thư xương khi dùng liều cao. Mặc dù hoại tử xương có thể xảy ra tự phát, nhưng nó thường xảy sau các thủ thuật nha khoa gây chấn thương, chẳng hạn như nhổ răng. Vậy nên bạn cần lưu ý và thông báo với các nha sĩ nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này vì nó có thể ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị của bạn.
Các phương pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa loãng xương
Mặc dù bạn không kiểm soát được một số yếu tố như di truyền, tuổi tác và nội tiết tố, nhưng có một số điều bạn có thể chủ động làm để ngăn ngừa loãng xương và rụng răng. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh viêm xương khớp
Điều trị loãng xương để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn
Nếu bạn bị loãng xương, điều quan trọng là phải điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của loãng xương và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến cho chứng loãng xương:
Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và thậm chí ngăn ngừa các bệnh về xương. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.