Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chắp mắt là gì?

Cùng tìm hiểu về tình trạng chắp mắt trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Chắp mắt là một khối nhỏ sưng tấy trên mí mắt và thường không gây đau. Nguyên nhân gây ra chắp mắt là sự tắc nghẽn của ống tuyến bã nhờn. Chắp mắt có thể xuất hiện ở phần mí trên hoặc phần mí dưới. Khi được điều trị, chắp có thể khỏi hoàn toàn mà không gây ra biến chứng gì.

Chắp và lẹo khác nhau thế nào?

Chắp mắt thường bị nhầm lẫn với lẹo bên trong và bên ngoài mắt. Trong khi lẹo bên trong mắt xuất hiện khi viêm ống tuyến bã nhờn, còn lẹo bên ngoài mắt là tình trạng viêm ở vùng nang lông mi và tuyến mồ hồi.

Lẹo thường gây đau còn chắp lại không gây đau. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng chắp mắt có thể phát triển sau lẹo mắt khi lẹo chưa được điều trị đúng cách gây tắc tuyến bã nhờn.

Triệu chứng của chắp mắt

Chắp mắt thường xuất hiện dưới dạng một khối u hoặc cục không gây đau, sưng tấy ở mí trên hoặc mí dưới của mắt. Chắp cũng có thể xảy ra ở cả hai mắt cùng một lúc. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chắp, chắp có thể gây mờ hoặc cản trở tầm nhìn của mắt.

Mặc dù không phổ biến nhưng nếu có nhiễm trùng thì chắp có thể gây đỏ mắt, sưng mắt và gây đau nhiều.

Nguyên nhân gây ra chắp mắt và các yếu tố nguy cơ

Chắp mắt là do tắc nghẽn một trong các tuyến bã nhờn nhỏ của mí trên hoặc mí dưới mắt. Các chất trong tuyến này giúp giữ ẩm cho mắt. Khi gặp tình trạng viêm hoặc virus xâm nhập, các tuyến này cũng sẽ sưng lên và tạo thành chắp.

Chắp thường phổ biến ở những người có:

  • Viêm kết mạc do virus
  • Nhiễm trùng bên trong mắt và mí mắt
  • Tình trạng viêm liên quan đến: Viêm da có tiết bã nhờn, mụn trứng cá hoặc viêm bờ mi mạn tính.

Chẩn đoán chắp

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách khám lâm sàng kỹ càng trên vùng tổn thương ở mí mắt. Cùng với đó dựa vào các dấu hiệu đau, bác sĩ sẽ xác định xem đó là chắp hay lẹo hay bệnh lý gì khác ở mắt không.

Điều trị chắp mắt

Một số trường hợp chắp có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bạn cần điều trị để tình trạng nhanh chóng cải thiện.

Điều trị tại nhà

Đầu tiên, đừng cố gắng bóp vào vùng xuất hiện chắp, bạn cần tránh tiếp xúc với vùng đó để hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn có thể chườm ấm lên mí mắt bốn lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút. Điều này giúp vùng tổn thương giảm sưng và làm mềm dầu trong tuyến bị tắc.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi chạm vào khu vực này. Ngoài ra, bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp khối sưng vài lần một ngày hoặc chà nhẹ mí mắt.

Điều trị tại bệnh viện

Nếu bạn đã thử điều trị tại nhà và tình trạng không có tiến triển, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid hoặc tiểu phẫu để loại bỏ chắp. Cả tiêm và tiểu phẫu đều là phương pháp giúp điều trị hiệu quả.

Làm thế nào để phòng ngừa chắp mắt

Chắp mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên vẫn có một vài điều giúp bạn không xuất hiện chắp mắt:

  • Luôn rửa tay trước khi chạm vào mắt
  • Đảm bào mọi thức khi tiếp xúc với mắt, ví dụ như kính áp tròng hay kính đeo mắt đều sạch sẽ.
  • Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào làm cho chắp mắt bị viêm, bạn cần đi khám để được tư vấn các biện pháp giúp kiểm soát chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về lẹo ở mắt

BS. Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm