Uống nhiều nước
Nếu trước đây bạn không thường xuyên uống đủ nước thì trước khi đại phẫu bạn nên bổ sung đủ nước mỗi ngày. Nên uống nước trắng, sạch nếu được qua máy lọc thì càng tốt. Không nên uống các loại nước có chứa thảo mộc không rõ nguồn gốc, hoặc đồ uống có đường. Uống đủ nước sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn buồn nôn.
Ăn đủ protein là một lời khuyên hữu ích cho những ai chuẩn bị phẫu thuật vì protein giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy lành vết thương và giúp duy trì khối cơ. Đó là tất cả những lý do khiến bạn cần để bổ sung protein cho cơ thể. Protein là nguyên liệu cho cơ thể, hỗ trợ mô, cơ, nội tạng, hệ miễn dịch, tóc, da móng và rất nhiều thứ khác. Nhu cầu protein tăng cao khi cơ thể cơ thể chữa lành vết thương hoặc tổn thương bên trong. Một người chuẩn bị phẫu thuật cần ăn ít nhất 1.2g protein/kg cân nặng/ngày. Những nguồn cung cấp protein tốt gồm đậu đỗ, chế phẩm sữa, trứng, cá, các loại hạt có dầu.
Ăn đủ chất xơ và sẵn sàng cho lối sống lành mạnh
Sự kết hợp giữa thuốc và giảm các hoạt động thể lực sau phẫu thuật dễ khiến cơ thể bị táo bón. Mặc dù tiêu chuẩn để ra viện không cần phải bệnh nhân phải đi đại tiện trước đó nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhanh hơn và phục hồi nhanh hơn nếu nhu động ruột đã hoạt động tốt trước và sau khi phẫu thuật. Tránh thuốc giảm đau có nguồn gốc chất gây nghiện, đi bộ, ăn đủ chất xơ là những điều bạn cần thực hiện kể cả trước và sau khi phẫu thuật. Rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, sữa chua, hạt có dầu đều là nguồn cung cấp chất xơ tốt.
Đọc thêm bài viết: Phẫu thuật giảm cân liệu có phù hợp với bạn
Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Thêm chất xơ vào chế độ ăn, rau xanh, hoa quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên. Trong đó có cả những chất hóa học thực vật giúp giảm viên. Thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm giàu chất chông viêm sẽ giúp cơ thể chữa lành vết thương nhanh hơn. Ví dụ như vitamin C giúp tái tạo collagen khiến da liền nhanh hơn. Một số siêu thực phẩm được kể đến là lúa mạch, ớt chuông, nam việt quất, dâu đen, quả họ cam chanh, xoài, dâu tây, yến mạch, quinoa, các loại hạt có chứa dầu.
Tránh thực phẩm có nhiều đường
Đường tinh luyện là một thực phẩm không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin liên quan đến tiểu đường, Mức đường máu tăng cao có thể làm giảm khả năng chữa lành và tăng khả năng bị viêm vì vậy mà hãy tránh các thực phẩm chứa nhiều đường.
Ngừng hút thuốc
Những người hút thuốc thường có khả năng nhiễm trùng vết mổ cao hơn người không hút. Hút thuốc cũng làm giảm lưu thông máu của cơ thể dẫn đến các biến chứng như tử vong, đau tim, shock và đột quỵ. Thông thường những người ngưng hút thuốc sẽ có kết quả phẫu thuật tốt hơn với những người hút thuốc. Người ta thấy ngừng hút thuốc trong khoảng 14 tuần sẽ cải thiện tốt hơn do cải thiện được tuần hoàn toàn bộ cơ thể.
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung các chất dinh dưỡng
Trải qua phẫu thuật có khiến rối loạn chức năng miễn dịch, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bổ sung những chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm chức năng trước vài tuần phẫu thuật sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bạn phục hồi tốt hơn. Omega 3 và arginine là những dưỡng chất giúp bạn có nhiều lợi ích sau phẫu thuật, đặc biệt là những người thiếu dinh dưỡng trước đó. Omega 3 có tác dụng giảm viêm trong quá trình phục hồi, arginine quan trọng bởi giúp tăng cường miễn dịch và giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa và chữa lành các mô. Trước khi bổ sung bất cứ loại gì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ. Một số loại chất mà bạn nên tránh bổ sung như tỏi, gingko biloba, gừng, gingseng.
Tăng cường hoạt động thể lực
Mặc dù không thường xuyên được nhắc đến, nhưng các bác sỹ luôn khuyến khích các bệnh nhân có lối sống năng động, thường xuyên vận động trước khi phẫu thuật. Trước phẫu thuật một tuần, bạn có thể thể đi bộ 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn là người thường xuyện tập thể dục trước đó thì hãy cứ tiếp tục. Bạn có thể bơi, chơi tennis, chạy bộ. Còn nếu trước đó bạn không thường xuyên vận động thì thời gian này nên tích cực hơn. Hãy giữ cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất có thể để có sức chống đỡ với những tác động của phẫu thuật.
Đọc thêm bài viết: Phẫu thuật giảm cân và những rủi ro liên quan
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Có một cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng sau phẫu thuật. Những người có chỉ số khối cơ thể trên 30 thường có thời gian phẫu thuật kéo dài hơn. Đối với những phẫu thuật có thười gian ngắn, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nhất định. Thiếu cân cũng có ảnh hưởng tương tự như thừa cân. Nguy cơ nhiễm trùng vết thương giảm đi, khả năng di chuyển, tốc độ phục hồi sẽ tốt hơn rất nhiều ở những bệnh nhân có cân nặng hợp lý.
Tiếp tục uống những loại thuốc được kê đon
Trừ khi bác sỹ yêu cầu ngừng sử dụng thuốc, còn không thì bạn vẫn nên duy trì các loại thuốc điều trị trước đó mà bạn được kê. Cho bác sỹ biết đầy đủ các loại thuốc và liều lượng thuốc bạn đang uống cũng là một điều quan trọng. Từ những thông tin đó, bác sỹ có thể điều chỉnh hoặc tư vấn cho bạn thêm các thông tin về sử dụng thuốc trước phẫu thuật. Mọi thứ trong cơ thể bạn cần được duy trì ở một trạng thái tốt nhất có thể để tránh được càng nhiều rủi ro trong phẫu thuật có thể xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ốm trước khi làm phẫu thuật: phải làm gì?
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.