Thời điểm cuối năm, ở các thành phố lớn, lưu lượng giao thông tăng cao làm tăng nồng độ khói bụi, chất gây ô nhiễm, khí thải trong không khí. Tại TP.HCM, hiện tượng mù sương thường xảy ra vào sáng sớm vào thời điểm giao mùa cuối năm (tháng 11 – 12). Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lên tới 10-12 độ C, gây ra nghịch đảo nhiệt độ cục bộ. Lúc này, nhiệt độ lớp không khí gần mặt đất thấp hơn trên cao khiến không khí không thể đối lưu nên tạo ra lớp mù sương.
Theo BS Neeraj Shah - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Sankara (Ấn Độ), trong những ngày chất lượng không khí kém, bạn cần quan tâm hơn đến đôi mắt của mình.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như khô mắt, viêm màng kết, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng… Không chỉ khiến mắt ngứa, đỏ, sưng, hậu quả có thể xảy ra là suy giảm thị lực.
Không khí ô nhiễm cũng có thể gây khó chịu, cộm mắt.
Giác mạc - cấu trúc nhạy cảm và mỏng manh nhất của đôi mắt – cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường. Carbon dioxide, nitro oxide và bụi mịn trong không khí đều có thể làm tổn thương lớp màng film bảo vệ giác mạc.
BS Shah chia sẻ một số bí quyết đơn giản, nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc đôi mắt hàng ngày:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí như khói đốt, khí thải xe cộ, bụi. Dùng kính râm hoặc đeo kính bảo hộ khi di chuyển ngoài trời, hoặc làm việc tại công trường, nơi có mật độ ô nhiễm nặng.
- Duy trì thói quen vệ sinh cơ bản như: Rửa tay thường xuyên, tránh đưa tay lên mắt.
- Không dụi mắt vì hành động này có thể khiến mắt thêm khô, suy giảm thị lực.
- Nếu gặp các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, mắt nóng rát, sưng hay nhìn mờ, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Không nên tự chẩn đoán, dùng thuốc khi chưa có chỉ định.
Không nên dụi mắt mà có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch.
Hiện nay, nhiều người rất thích dùng thuốc nhỏ mắt chứa nước muối sinh lý khi cảm thấy mỏi mắt, khô mắt, hoặc để làm sạch mắt sau khi di chuyển ngoài trời. Tốt nhất là mua dung dịch NaCl 0,9% là thuốc nhỏ mắt tại nhà thuốc để dùng. Tuyệt đối phải dùng là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (trên bao bì thuốc có vẽ hình “con mắt" và có số đăng ký cho biết đây là thuốc).
Ngoài ra, để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, bạn nên có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Một số dưỡng chất quan trọng như omega-3, lutein, kẽm, vitamin A, C và E có thể giúp đẩy lùi tình trạng thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, có nhiều rau lá xanh, cá, các loại hạt, trứng, hải sản…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.