Trời chuyển lạnh có thể làm gia tăng các bệnh về mắt.
(Ảnh: Getty Images/iStockphoto)
Đối với nhiều người, mùa Đông là thời điểm hoàn hảo để cuộn tròn trong chăn xem những bộ phim yêu thích và thưởng thức một cốc chocolate nóng, nhưng bạn không nhận ra rằng những tháng trời trở lạnh cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mắt.
Việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong mùa Đông có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt (tình trạng mắt bị nhiều loại virus, nấm hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra nhiều triệu chứng. Dấu hiệu điển hình thường gặp là kích ứng, đau, đỏ hoặc viêm, chảy nước mắt, giảm thị lực…). Cộng với các yếu tố khác như gió lạnh, không khí khô, bụi… càng khiến cho vấn đề về mắt trở nên trầm trọng hơn.
Theo dược sỹ Sultan Dajani, đến từ Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia Anh, khi thời tiết lạnh khiến không khí trở nên khô hơn. Điều này sẽ làm cho bề mặt trên mắt, chủ yếu là nước, sẽ mất độ ẩm do bay hơi. Từ đó khiến mắt bị khô và tiết ra không đủ nước mắt để giữ ẩm cho mắt.
Dưới đây là một cách chăm sóc mắt trong mùa Đông:
1. Chú ý khi dùng thiết bị sưởi ấm
Khi trời trở lạnh nhiều gia đình lựa chọn các thiết bị sưởi ấm, tuy nhiên nó có thể là "thủ phạm" khiến tình trạng khô mắt trở nên tồi tệ hơn.
Dược sỹ Sultan Dajani khuyến cáo: “Bạn đừng dụi mắt vì có thể làm đau và đưa vi khuẩn vào mắt, từ đó gây viêm kết mạch, viêm bờ mi hoặc lẹo mắt. Bạn cần cố gắng không để phòng quá nóng, hãy mở cửa sổ mỗi ngày, dù chỉ trong vài phút”.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng một số loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giảm nhiễm trùng mắt.
2. Đeo kính râm
Băng tuyết có tính phản chiếu, nghĩa là tia nắng mặt trời có thể chiếu tới bạn từ bên dưới cũng như bên trên. Tia cực tím phản xạ khỏi bề mặt tuyết, có thể gây viêm giác mạc do ánh sáng.
Dược sỹ Sultan Dajani cho biết: “Điều này cho thấy việc đeo kính râm có thể quan trọng trong mùa Đông cũng như trong mùa Hè. Hơn nữa, mặt trời lặn vào mùa Đông có thể gây chói mắt, vì vậy hãy đặc biệt cẩn thận. Nếu bạn đeo kính, hãy xem xét về việc có thêm lớp phủ chống phản chiếu vào mắt kính để giúp tránh chói mắt, đặc biệt là khi lái xe".
Đeo kính râm là một biện pháp giúp bảo vệ mắt trong mùa Đông.
3. Thực hiện quy tắc 20-20-20
Việc sử dụng liên tục các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, điện thoại và máy tính bảng có thể gây hại cho mắt của bạn.
“Nhìn chằm chằm vào các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài có thể gây nhức đầu, mỏi hoặc khô mắt", dược sỹ Sultan Dajani nói.
Hãy nghỉ giải lao thường xuyên khỏi màn hình thiết bị điện tử của bạn bằng việc thực hiện quy tắc 20-20-20. Cụ thể, mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình, bạn nên dừng lại và nhìn ra một điểm cách xa khoảng 20 feet (tương đương 6,1 mét) trong vòng 20 giây.
4. Chế độ ăn uống cân bằng
Đôi mắt của bạn là cơ quan phức tạp cần nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động bình thường.
Dược sỹ Sultan Dajani cho biết: "Vitamin A, C, E, vitamin B, lutein, zeaxanthin và omega-3 đều quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Vì vậy, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh. Điều quan trọng nữa là cần uống đủ nước mỗi ngày".
5. Giữ cho bàn tay luôn sạch sẽ
Cảm lạnh và cúm có thể ảnh hưởng đến mắt, gây đau và nhức cùng với việc dụi mắt thường xuyên. Nếu bạn không khỏe, hãy luôn đảm bảo rằng luôn giữ tay sạch sau khi xì mũi hoặc ho và cố gắng không dụi mắt. Điều này đặc biệt rất quan trọng nếu bạn đeo kính áp tròng.
6. Thận trọng với cọ trang điểm
Mùa Đông thường kèm theo rất nhiều dịp tiệc tùng, đặc biệt là vào dịp giáng sinh và năm mới. Và việc trang điểm thật xinh đẹp trước khi đến các bữa tiệc là bước không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cần chú ý cọ trang điểm, nên vệ sinh nó thường xuyên, chú ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm mắt và hạn chế dùng chung với người khác.
Dược sỹ Sultan Dajani cảnh báo: “Việc chia sẻ sản phẩm trang điểm mắt và cọ trang điểm có vẻ là một việc đáng làm với bạn bè, nhưng cho dù bạn và bạn bè của bạn có sạch sẽ đến đâu thì đồ trang điểm và cọ trang điểm của bạn cũng có thể chứa hàng ngàn vi trùng nhỏ. Một khi chúng lọt vào mắt, sẽ có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc, viêm bờ mi và lẹo mắt, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc tham gia các lễ hội của bạn".
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nhận biết sớm nhiễm trùng mắt, phòng biến chứng.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.