Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về nhãn áp?

Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh nhãn áp trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Phía trước của mắt được lấp đầy bởi một chất lỏng trong suốt được gọi là thủy dịch. Chất lỏng này giúp tạo nên hình dạng và nuôi dưỡng các tế bào. Sự mất cân bằng lượng chất lỏng trong mắt có thể sẽ gây tăng hoặc hạ nhãn áp và làm tổn thương mắt

Bác sĩ sử dụng một đơn vị đo gọi là millimet thủy ngân (mmHg) để đo áp lực trong mắt. Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, nhãn áp thông thường trong khoảng 10 đến 20 mmHg. Sự thay đổi áp lực của mắt thông thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá mắt thông thường có thể giúp phát hiện sự thay đổi của áp lực trước khi các bệnh lý xuất hiện.

What Normal Eye Pressure Is and When You Should Seek Help

Điều gì xảy ra khi áp lực của mắt quá thấp hoặc quá cao?

Trong lĩnh vực y tế, nhãn áp cao được gọi là tăng nhãn áp. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não. Nhãn áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh glaucoma hay còn gọi là bệnh cườm nước/tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp là một nhóm triệu chứng có thể gây ra tổn thương tiến triển cho thần kinh thị giác từ đó có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa. Tăng nhãn áp được xác định khi áp lực của mắt từ 21 mmHg trở lên, tuy nhiên áp lực có thể gây tổn thương mắt lại khác nhau ở mỗi người.

Nhãn áp thấp ít gặp hơn so với nhãn áp cao. Sự suy giảm đột ngột áp lực có thể gây tổn thương các mô trong mắt.

Nguyên nhân gây tăng áp lực trong mắt?

Áp lực của mắt quá cao khi chất lỏng trong mắt tạo ra quá nhiều áp lực cho phía trước của bề mặt mắt. Điều này có thể xảy ra nếu mắt sản xuất ra quá nhiều dịch hoặc các chất dịch không được thoát ra ngoài.

Các yếu tố nguy cơ làm gây tăng nhãn áp gồm:

  • Viêm màng bồ đào
  • Chấn thương mắt do chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Dị tật bẩm sinh khiến dịch trong mắt không thể thoát ra được
  • Người trên 40 tuổi
  • Người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha
  • Sử dụng một số loại thuốc như glucocorticoid trong thời gian dài
  • Mắc hội chứng phân tán sắc tố

Nhãn áp thấp thường xảy ra sau khi phẫu thật điều trị tăng nhãn áp. Tình trạng này cũng có thể gây ra bởi

  • Giảm sản xuất chất lỏng
  • Tăng sinh dịch kính võng mạc, một biến chứng của bong võng mạc
  • Mắt yếu do di truyền như hội chứng Marfan
  • Một số thuốc như: Nitrat, thuốc kháng virus cidofovir, thuốc chẹn beta.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Dấu hiệu nhận biết khi bạn bị tăng hoặc giảm nhãn áp

Tăng hoặc giảm nhãn áp thông đường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh. Các phương pháp xét nghiệm thông thường là rất quan trọng để theo dõi được áp lực của mắt trước khi những tổn thương vĩnh viễn của mắt hình thành.

Bệnh tăng nhãn áp thường khó nhận thấy cho đến khi bạn bị giảm thị lực. Bệnh lý này có thể bắt đầu như những điểm mù ngẫu nhiên trong tầm nhìn ngoại vi sau đó tiến triển thành mất thị lực trung tâm.

Giảm nhãn áp có thể gây mất thị lực không đau và tiến triển thành nhìn mờ.

Tăng nhãn áp được điều trị như thế nào?

Tăng nhãn áp được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt theo đơn để giúp chất lỏng bên trong thoát ra hoặc giảm lượng chất lỏng tạo ra. Những loại thuốc nhỏ mắt này bao gồm một hoặc nhiều loại sau:

  • Thuốc chẹn beta như timolol
  • Chất tương tự prostaglandin như latanoprost
  • Chất ức chế carbonic anhydrase như brinzolamide hoặc dorzolamide
  • Chất vận chủ alpha-2 như apraclonidine
  • Thuốc Cholinergic như pilocarrpine
  • Chất ức chế Rho Kinase như netarsudil
  • Thuốc bổ sung nitric oxide như latanoprostene bunod

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc laser có thể được sử dụng nếu điều trị bằng thuốc không đáp ứng.

Điều trị giảm nhãn áp

Nhãn áp thấp có thể được điều trị bằng cách nhắm vào các nguyên nhân cơ bản như phẫu thuật hoặc tổn thương trước đó.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục kiểm tra tác dụng của các loại thuốc giúp tăng nhãn áp. Một số loại thuốc đang được nghiên cứu là có tác dụng làm tăng nhãn áp nhưng lại có mức độ độc tính cao do đó không thể áp dụng được trong thực tế.

Các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng steroid hoặc thuốc chống viêm không steroid để giảm viêm. Nếu bạn bị rò rỉ thủy dịch, các bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng các phương pháp điều trị như:

  • Phẫu ngăn chặn vết rò rỉ bằng kính áp tròng đặc biệt
  • Thực hiện tiêm để tăng cường khả năng phục hồi
  • Khâu
  • Sử dụng các chất đàn hồi để định hình lại mắt

Nhãn áp của mắt thông thường trong khoảng từ 10 – 20 mmHg. Tuy nhiên, áp lực có thể gây tổn thương ở mắt ở mỗi người là khác nhau.

Áp lực trong mắt cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong mắt và gây giảm thị giác hoặc mù. Thông thường, các triệu chứng sẽ không xuất hiện cho trên khi tình trạng mất thị lực diễn ra, tình trạng này thường bắt đầu từ tầm nhìn ngoại vi của bạn. Nhãn áp thấp hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng này cũng có thể gây tổn thương mắt.

Nếu bạn muốn có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh nhờ các phương pháp tự nhiên, trong đó đơn giản nhất là qua chế độ dinh dưỡng thì hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn cùng các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm