Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật về thuốc giảm cân

Chị Huyền uống đến gói cà phê thứ 5, cân nặng không giảm mà cơ thể lại rơi vào trạng thái mệt mỏi, phờ phạc suốt cả ngày.

Chị Quách Thị Thanh Huyền (toà nhà CT13 khu đô thị Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) "rất hoang mang" sau khi sinh em bé thứ ba. Từ 50kg, chị tăng 12 kg chỉ trong 2 tháng sau sinh. Cà phê giảm cân là một trong nhiều sản phẩm mà người phụ nữ này sử dụng với mong muốn trọng lượng cơ thể trở lại bình thường.

“Một người em của mình giới thiệu sử dụng cà phê giảm cân. Em ấy giảm cân thành công nhờ loại này nên mình cũng muốn thử. Mình nghĩ chắc cà phê giảm cân cũng giống cà phê thường mình hay uống”, chị Huyền nói.

Chị quyết định “lên Facebook” đặt mua một hộp cà phê giảm cân với giá 500.000 đồng. Một hộp có 17 gói, nhưng sau khi uống 3 gói đầu tiên, chị Huyền bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và mất nước.

"Mình cẩn thận ăn trước khi uống. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày, nhịp tim đập nhanh bất thường, dù mình là người nghiện cà phê, mỗi sáng đều uống mà chưa từng có triệu chứng như thế." chị Huyền cho hay.

Uống đến 5 gói, cân nặng vẫn không giảm, chị Huyền rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, “phờ phạc suốt cả ngày”. Tình trạng mất nước và đi ngoài khiến chị quyết định dừng sử dụng sản phẩm.

Sau khi trao đổi với người em đã giới thiệu sản phẩm, chị được giải thích rằng cơ thể của chị không phù hợp với loại cà phê này. Tuy nhiên, chị không đi khám bác sĩ mà tìm kiếm thông tin trên mạng và nhận thấy các ý kiến tiêu cực về sản phẩm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  7 loại bột protein giúp giảm cân nhanh và an toàn

Sự thật về thuốc giảm cân

Chị Trần Thu Trang (31 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) mong muốn tìm được phương pháp giảm cân hiệu quả. Ảnh: Tùng Đoàn

Sự thật về thuốc giảm cân

 Chị Trang thừa nhận, từng mua thuốc giảm cân mà không tìm hiểu kỹ về nguồn gốc hay hiệu quả. Ảnh: Tùng Đoàn

Cũng giống chị Huyền, chị Trần Thu Trang (31 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cũng tìm nhiều cách hòng giảm cân. Chị Trang, nặng 55kg, cao 1m58 và cảm thấy vòng bụng không thon gọn như mong muốn. Chị đã thử nhiều phương pháp như uống thuốc giảm cân, đeo đai nịt bụng, bôi kem tan mỡ, tập gym, chạy bộ nhưng cho rằng các phương pháp này không hiệu quả và "trải nghiệm ám ảnh" nhất đối với chị là dùng thuốc giảm cân.

“Mình mua thuốc giảm cân từ một shop online, quảng cáo là hàng Thái Lan. Thuốc được chia thành từng túi nhỏ. Bên trong là các viên con nhộng, đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng. Tuy nhiên, không có bảng thành phần ghi ở bao bì. Liệu trình một tháng rưỡi có giá 2,5 triệu đồng”, chị Trang cho biết.

Sau nửa tháng sử dụng, chị Trang bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Dù trọng lượng cơ thể giảm, chị Trang thấy rằng cơ thể chỉ đơn giản là đang mất nước. Do vậy, chị đã dừng sử dụng thuốc và quay lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, sau đó cân nặng lại trở về như cũ.

Theo chị Trang, tâm lý mua hàng chạy theo xu hướng khiến nhiều người dễ dàng bị cuốn vào những sản phẩm giảm cân trôi nổi. Chị thừa nhận đã không tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và hiệu quả của thuốc, chỉ thấy nhiều người mua và bị cuốn hút bởi những lời quảng cáo hấp dẫn.

“Nghĩ là có uy tín thì nhiều người mới mua chứ. Người bán hàng quảng cáo 100% là đồ xịn. Nếu có vấn đề xảy ra thì là do cơ thể của mình không thích ứng”, chị Trang kể.

Sự thật về thuốc giảm cân

Tìm kiếm trên google, với từ khóa "thuốc giảm cân" đã thu về hơn 86 triệu kết quả với đủ loại sản phẩm, giá dao động từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

Thuốc giảm cân từ góc nhìn chuyên gia

TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: “Hầu hết những loại trà giảm cân được quảng cáo rầm rộ trong những năm qua có những chất không được phép sử dụng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại”.

Chuyên gia y tế: "Sự việc tại Trường Ischool Nha Trang là một bài học"

TS.BS Trương Hồng Sơn cảnh báo, nhiều loại trà giảm cân quảng cáo rầm rộ chứa chất không được phép sử dụng, khó phân biệt chất lượng nếu không có chuyên môn. Ảnh: Tùng Đoàn

Theo ông Sơn, rất khó xác định sản phẩm giảm cân nào tốt hay kém do chúng có nhiều tên gọi, nhiều thành phần. “Vì vậy, nếu không có chuyên môn thì không thể tự phân biệt được và ngay cả chúng tôi là những chuyên gia cũng phải xem thành phần và từ đấy đối chiếu với các quy định, ví dụ như của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và cả Việt Nam để xem là những cái thành phần nào được phép và không được phép” TS.BS Trương Hồng Sơn nói.

Ông Sơn nhận định rằng nhu cầu giảm cân đang tạo ra sự bùng nổ thị trường thuốc giảm cân toàn cầu. Theo ông, trước đây WHO từng nhận định tốc độ tăng trưởng của các nhóm thuốc giảm cân ở mức 13%, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy con số thực tế đã đạt tới 27%. 

“Cho đến thời điểm này, trên thế giới, số tiền chi cho thuốc giảm cân đã lên tới hơn 30 tỷ USD/năm và dự kiến sẽ tăng rất nhanh trong những năm tiếp theo” ông Sơn cho biết thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Đi bộ hay chạy bộ giảm cân tốt hơn? 

Sự thật về thuốc giảm cân

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Văn Dương cho biết cà phê giảm cân thường gây chán ăn, mất nước, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài và dễ tăng cân trở lại khi ngừng dùng. Ảnh: Tùng Đoàn

Với kinh nghiệm 13 năm thực hành và tư vấn dinh dưỡng, chuyên gia Nguyễn Văn Dương cho rằng các loại cà phê giảm cân thường tác động đến sinh hóa cơ thể, gây chán ăn, mất nước. Khi ngừng sử dụng, cân nặng thường tăng trở lại rất nhanh.

“Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có thể tăng nhịp tim nhẹ, hỗ trợ quá trình đốt cháy năng lượng. Nhưng nếu uống cà phê mà vẫn tiêu thụ thực phẩm nhiều calo như gà rán, pizza hay xúc xích, mục tiêu giảm cân sẽ trở nên bất khả thi”, ông Dương chia sẻ thêm.

“Tôi từng nghe nhiều người khoe giảm 5kg - 10kg trong một tháng, nhưng giảm kiểu đó thường chỉ giảm nước hoặc cơ bắp, đặc biệt là nước do cơ thể chứa tới 70%. Mặc dù cân nặng giảm, nhưng mục tiêu lâu dài là giảm mỡ và tăng cơ thì không đạt được. Những phương pháp này có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài, như tăng men gan, rối loạn thận hoặc chuyển hóa”, chuyên gia Nguyễn Văn Dương cho biết.

Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, nên có chế độ cá nhân hoá, kết hợp với rèn luyện thể dục, thể thao và chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo không những có vóc dáng đẹp mà còn giữ được cân nặng không vượt ngưỡng gây nguy cơ về tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch.

“Chúng ta ăn thứ gì là điều quan trọng nhưng ăn bao nhiêu thì còn quan trọng hơn” bác sĩ Sơn nói.

Chuyên gia Nguyễn Văn Dương khuyến nghị mọi người nên dành thời gian tìm hiểu lượng calo trong thực phẩm mình tiêu thụ. Việc này giúp xây dựng chế độ ăn phù hợp, kiểm soát năng lượng nạp vào hằng ngày, từ đó duy trì cân nặng ổn định.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 thói quen ăn uống hỗ trợ quá trình giảm cân

 
 

 

 

Phương Hồng, Tùng Đoàn - Theo Vietpress
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm