1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bị hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Khi mắc hội chứng thận hư nếu điều trị không đúng hoặc điều trị muộn sẽ gây nhiều hậu quả như: suy dinh dưỡng, thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận...
Mục tiêu điều trị của hội chứng thận hư là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra như suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tim mạch... Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh này. Việc hạn chế một số chất trong chế độ ăn giúp giảm bớt công việc của thận. Chế độ ăn cần cân bằng các chất điện giải như kali, natri để duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Nhiều người bệnh hội chứng thận hư thường đi kèm với tăng huyết áp nên ăn chế độ ăn ít muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hạn chế muối và nước cũng góp phần giảm tình trạng phù nề thường gặp.
Chế độ ăn giảm muối giúp kiểm soát hội chứng thận hư.
Theo BSCKII Trịnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Nội thận khớp, Bệnh viện 19-8, người bị hội chứng thận hư cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, điều trị được nguyên nhân và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý: Ăn nhạt, giảm tối đa muối trong các bữa ăn để cải thiện tình trạng tăng huyết áp và phù; Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu chất xơ; Chọn các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gia cầm, cá, cua, tôm, các loại đậu, giảm thịt đỏ; Hạn chế nước uống khi đang phù; Hạn chế chất béo, ăn ít mỡ, không sử dụng các loại chất béo bão hòa trong sữa, mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn...
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bị hội chứng thận hư
Mặc dù cần hạn chế một số chất nhưng người bị hội chứng thận hư vẫn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chú ý khi bổ sung các dưỡng chất sau:
Protein
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các tế bào, mô. Tuy nhiên, đối với người bị hội chứng thận hư, việc cung cấp protein cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Việc điều chỉnh lượng protein cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Không tự ý cắt giảm protein hoàn toàn vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Người bệnh nên ưu tiên chọn nguồn thực phẩm chứa protein lành mạnh, dễ tiêu hóa từ thực vật (đậu, đậu phụ, các loại hạt), trứng, sữa ít béo; hạn chế lượng protein động vật (thịt đỏ, hải sản…).
Chất xơ
Chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một biến chứng thường gặp ở người bệnh thận.
Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp ổn định đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh thận, vì bệnh thận thường đi kèm với các vấn đề về đường huyết.
Nguồn cung cấp chất xơ tốt cho người bị hội chứng thận hư bao gồm: rau xanh, trái cây, hạt và các loại đậu…
Chất béo
Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt khi lượng protein cần hạn chế. Loại chất béo tốt cho người bệnh hội chứng thận hư bao gồm chất béo không bão hòa đơn và đa có nhiều trong dầu ô liu, dầu đậu nành, cá béo, các loại hạt. Loại chất béo này giúp giảm cholesterol xấu, giảm viêm, bảo vệ tim mạch và thận.
Cần hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thịt mỡ, bơ, sữa nguyên kem, thức ăn nhanh… Loại chất béo này làm tăng cholesterol xấu, có hại cho tim mạch.
Vitamin và khoáng chất
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Những vitamin và khoáng chất quan trọng cho người bệnh thận hư bao gồm vitamin nhóm B, C, D, sắt, kẽm… Người bệnh nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn rau xanh, trái cây, các loại hạt. Ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống, đa dạng nhiều màu sắc để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Người bị hội chứng thận hư nên ăn rau quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
3. Cách kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn của người bị hội chứng thận hư
Chế độ ăn nhiều muối rất có hại cho người bị hội chứng thận hư vì muối giữ nước trong cơ thể, làm tăng thể tích máu và gây tăng huyết áp. Huyết áp cao lại càng gây áp lực lên thận, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thận của người bệnh hội chứng thận hư đã bị tổn thương, việc nạp quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa, gây quá tải và làm tổn thương thêm. Việc giữ nước do muối gây ra cũng dẫn đến tình trạng phù nề ở chân, mắt cá chân và các bộ phận khác. Nếu không kiểm soát được lượng muối có thể làm chậm quá trình hồi phục của thận và tăng nguy cơ biến chứng.
Do đó người bệnh cần lưu ý cần tránh những thực phẩm chứa nhiều muối như: Thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh, xúc xích, thịt nguội...; Gia vị như nước mắm, tương; Các loại hạt đã rang muối…
Cách giảm lượng muối trong chế độ ăn:
Đọc thêm tại bài viết sau: Ngăn ngừa biến chứng thận khi mắc bệnh tiểu đường.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.
Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống hoặc chần qua nước dùng hay cháo sẽ bổ hơn trứng gà nấu chín. Vậy suy nghĩ này có đúng không?
Nếu con bạn phải vào Khoa chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị công nghệ cao ở trong khoa này. Một số thiết bị trông có vẻ đáng sợ, tuy nhiên, tất cả đều có mục đích giúp các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một trong những thiết bị quan trọng nhất trong NICU là lồng ấp trẻ sơ sinh. Đây là giường được thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh để bé phát triển.